Nhiều thách thức cho các Khu Di sản thế giới tại Việt Nam sau dịch

Nhiều thách thức cho các Khu Di sản thế giới tại Việt Nam sau dịch

Chiều 14/9, hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị các Khu di sản thế giới tại Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19, và quản lý di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, theo công ước di sản thế giới đã được tổ chức tại TP Hội An (tỉnh Quảng Nam).

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho hay, đến nay chúng ta đã có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận. 

“Có thể khẳng định, các di sản thế giới này đã được các địa phương quản lý, bảo vệ bền vững nhằm trao truyền lại cho thế hệ tương lai theo đúng tinh thần Công ước Di sản Thế giới, cũng như pháp luật về di sản văn hóa…”, ông Cương nói.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương

Trưởng Ban Văn hoá, văn phòng UNESCO tại Việt Nam Phạm Thị Thanh Hường cho biết, trong khi đại dịch đang dần qua đi, thách thức lớn hơn đang trở lại với hầu hết các Khu Di sản khi hiệu ứng lò xo trong các hoạt động du lịch, tham quan, khai thác dịch vụ bật trở lại. 

Lần này, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ của hai thách thức đó là: dung hòa giữa bảo tồn và phát triển; tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh…

Bên cạnh đó, các hiệu ứng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp các Khu Di sản như: sự bùng nổ nhu cầu du lịch sau giai đoạn giãn cách xã hội, sự thiếu hụt chưa kịp bù đắp nguồn nhân lực, khả năng thích nghi, thích ứng và các biện pháp ứng phó, sự cạn kiệt về nguồn lực sau thời gian dài hạn chế mở cửa…

Xem thêm:   Trượt chân khi chụp ảnh ở hồ Trị An: Một cảnh báo đáng sợ
Cố Đô Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

Theo PGS.TS. Đặng Văn Bài, đã tới lúc, tất cả các Khu Di sản thế giới ở Việt Nam cần nghiên cứu một cách nghiêm túc “giới hạn chịu tải của môi trường” và “giới hạn chịu tải về du lịch” làm cơ sở xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa với môi trường sinh thái – nhân văn của các Khu Di sản với tư cách là tài sản văn hóa/tài nguyên nhân văn cho phát triển bền vững.

Cùng với đó, PGS.TS. Đặng Văn Bài khẳng định, các dòng sông bao giờ cũng có vai trò quan trọng tạo nên cảnh quan sinh thái cho một đô thị.

Cũng theo ông Bài, từ thực tế của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, chúng ta cần quan tâm xây dựng “văn hóa môi trường” để bảo vệ và phát huy thế mạnh của yếu tố sông, nước và biển làm gia tăng giá trị cho các Khu Di sản thế giới ở Việt Nam. Đó cũng là cách đáp ứng tốt nhất yêu cầu bảo tồn giá trị nổi bật toàn cầu của các Khu Di sản thế giới…

8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận:

1. Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).

2. Thành nhà Hồ (Thanh Hoá).

3. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

4. Khu di tích Chăm Mỹ Sơn (Quảng Nam).

5. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình).

6. Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam).

7. Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình).

8. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Xem thêm:   Nhiều cửa hàng xăng ở TPHCM ngừng bán


Source link: https://vietnamnet.vn/nhieu-thach-thuc-cho-cac-khu-di-san-the-gioi-tai-viet-nam-sau-dich-2060207.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *