Bộ Y tế làm gì để giải bài toán thiếu thuốc, vật tư?

Bộ Y tế làm gì để giải bài toán thiếu thuốc, vật tư?

Bệnh viện, Sở Y tế, người dân cùng “kêu” vì thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế 

Có người nhà vào viện cấp cứu vì mổ ruột thừa, dù có bảo hiểm y tế xong chị Như (Phú Thọ) tỏ ra bức xúc vì cái gì cũng phải mua bên ngoài, ngay cả bông gạc. 

“Thực sự lúc này tôi chỉ ước người nhà không ốm, vì ốm đi viện là khổ, thuốc không có, vật tư y tế không có. Đúng là có thẻ bảo hiểm y tế cũng như không”, chị Như nói. 

Hay những bệnh viện tuyến đầu như Bạch Mai, Việt Đức trước đó vẫn nhận “tự xoay sở” được nhưng gần đây đã phải cùng lên tiếng. 

Bệnh viện Việt Đức cũng thông báo từ ngày 1/3 sẽ hạn chế mổ phiên, dành ưu tiên cấp cứu. Lý do vì bệnh viện cạn kiệt nguồn vật tư, hóa chất, bác sĩ muốn mổ cũng không thể làm được. Bệnh viện không mua được các hóa chất định lượng nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân ghép tạng, các hóa chất miễn dịch, hóa chất khí máu, vật tư hút máu đông, miếng dán cố định phẫu trường, kim gây tê tủy sống…

Bộ Y tế làm gì để giải bài toán thiếu thuốc, vật tư? - 1

Người dân ngồi chờ khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Hồng Hải).

Tương tự, tại Bệnh viện Bạch Mai, thiết bị để phục vụ khám chữa bệnh của bệnh viện đang thiếu trầm trọng. Hầu hết các thiết bị của bệnh viện 10 năm qua thực hiện liên doanh liên kết. Khi hết hợp đồng, các thông tư về liên doanh, liên kết đã hết hiệu lực và bệnh viện đang chờ các thông tư mới, quy định mới. Vì thế, hiện tại không thể tái ký hợp đồng cũng như không thể ký các hợp đồng mới được. 

Bộ Y tế làm gì để giải bài toán thiếu thuốc, vật tư? - 2

Từ ngày 1/3, Bệnh viện Việt Đức hạn chế mổ phiên để ưu tiên cho cấp cứu (Ảnh minh họa: Nam Phương).

Mặc dù số lượng bệnh nhân đến đông nhưng bệnh viện thu không đủ bù chi. Lý do vì  toàn bộ bệnh viện thu giá viện phí bằng giá của Bảo hiểm y tế. Trong khi đó giá của Bảo hiểm y tế đã ban hành từ rất lâu. 

Xem thêm:   Vụ Cháy Phòng Trọ do Ghen: 2 Bệnh Nhân Không Thể Sống Sót

Sở Y tế một số tỉnh thành như Bình Định, TPHCM… cũng đồng loạt lên tiếng về việc khó mua sắm vật tư y tế. 

Vì sao tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế kéo dài?

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, thời gian qua, tại các bệnh viện đã xảy ra tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế. 

Cụ thể, nguyên nhân của việc thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế tại các bệnh viện thời gian qua bao gồm cả khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do sau 3 năm chống dịch Covid-19, nguồn cung về thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế trên thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam đều bị ngắt quãng.

Mặt khác, sau khi kiểm soát được dịch, số lượng người bệnh đi khám chữa bệnh tăng lên đột biến. Chính vì vậy, công tác dự trù, đấu thầu của các cơ sở y tế có những thời điểm chưa đáp ứng được.

Về nguyên nhân chủ quan, theo Bộ trưởng quy định mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế có rất nhiều văn bản pháp luật chi phối như các luật Đấu thầu, Giá, Tài sản công, Dược và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Vì thế, có những vướng mắc liên quan đến thể chế không thể sửa đổi được ngay, vì vậy thời gian bị kéo dài.

Một nguyên nhân nữa là trong quá trình thực hiện vừa qua, đã có rất nhiều sai phạm liên quan đến lĩnh vực mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. 

“Chính vì vậy, chúng tôi phải rà soát, đánh giá lại việc triển khai, để làm sao thực hiện đúng quy định, mua sắm được trang thiết bị, vật tư y tế mà không vi phạm pháp luật”, Bộ trưởng cho biết.

Tư lệnh ngành y cũng chỉ ra một số trường hợp gây tâm lý lo lắng đối với đội ngũ làm công tác đấu thầu, đặc biệt là bác sĩ không có chuyên môn về tài chính nhưng phải triển khai nhiệm vụ này. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cũng gây ách tắc, chậm trễ.

Xem thêm:   Vì sao nữ giới dễ mắc ung thư tuyến giáp hơn nam giới?
Bộ Y tế làm gì để giải bài toán thiếu thuốc, vật tư? - 3

Nhiều thiết bị y tế tiền tỷ tại Bệnh viện Bạch Mai “đắp chiếu” vì vướng pháp lý (Ảnh: Hồng Hải).

Kiến nghị của Bộ Y tế để gỡ khó cho các bệnh viện

Để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có Bộ Y tế và các bộ, ngành đã rất cố gắng, nỗ lực giải quyết. 

Quốc hội đã thông qua nghị quyết 80 cho phép Bộ Y tế được kéo dài thời gian đăng ký lưu hành thuốc, nhằm đáp ứng được số lượng thuốc cung ứng trên thị trường. 

Bộ đã trình Chính phủ những nội dung trong sửa đổi luật Dược, trong đó có các quy định đáp ứng nhu cầu về thuốc trên thị trường.

Bộ Y tế đã cùng các bộ, ngành tập trung sửa đổi hàng loạt thông tư của Bộ, các nghị định của Chính phủ, tham mưu với các bộ, ngành sửa đổi các thông tư liên quan. Cụ thể, Bộ đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đưa những nội dung liên quan đến các quy định đặc thù của ngành y tế trong quá trình sửa đổi luật Đấu thầu và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu. 

Nội dung này sẽ được trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới. Vì thế, thời điểm hiện tại chưa có ngay những giải pháp để khắc phục vướng mắc vừa qua. 

Liên quan đến luật Giá, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thực hiện.

Các nội dung trong các nghị định của Chính phủ, như nghị định 98 về quản lý trang thiết bị, nghị định 146 liên quan đến thanh toán bảo hiểm y tế, nghị định 151 và các văn bản khác cũng đã được Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan sửa đổi.

Trước mắt, những vấn đề “nóng” của ngành y tế về thiếu trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế hiện nay sẽ được đưa vào nghị quyết của Chính phủ và sẽ có hiệu lực ngay khi nghị quyết được ban hành.

Cụ thể, trước mắt, ngành còn 2 nội dung “nóng” đang vướng.

Thứ nhất, về vấn đề máy móc để phục vụ người dân khám chữa bệnh, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ quy định, đối với những máy sau thời điểm ngày 5/11/2022 mới triển khai ký hợp đồng thì sẽ tiếp tục được sử dụng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Nội dung này sẽ đưa vào nghị quyết của Chính phủ để ban hành và có hiệu lực ngay trong tháng 2 hoặc đầu tháng 3 này.

Xem thêm:   Những công dụng bất ngờ của nước vo gạo

Thứ 2 liên quan đến những vướng mắc trong quá trình thực hiện giá của các gói thầu, các quy định liên quan đến 3 báo giá, liên quan quá trình triển khai luật Đấu thầu, nghị định 63, nghị định 151 và thông tư 68 của Bộ Tài chính. Quan điểm của Chính phủ là sẽ cho phép Bộ Y tế phối hợp cùng các bộ, ngành tổng hợp các vướng mắc để đưa vào nghị quyết của Chính phủ nhằm giải quyết vấn đề cấp bách.

Bác sĩ ngồi chơi, bệnh nhân không được mổ

Tại Bệnh viện Việt Đức, đến nay đã là ngày thứ 3 tạm dừng mổ phiên. Các bác sĩ chia sẻ cảm xúc buồn khi bác sĩ thì ngồi chơi, người bệnh không có vật tư để phẫu thuật.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là giải đáp thắc mắc của người bệnh, hướng dẫn người bệnh theo dõi, chăm sóc trong thời gian chờ mổ. Có những bệnh lý, không mổ ngay tính mạng người bệnh không bị đe dọa, nhưng họ cũng phải chịu đau đớn, khó chịu, thấp thỏm khi biết có bệnh mà không được chữa. Nhiều trường hợp bác sĩ phải kê thuốc giảm đau, chống viêm hỗ trợ”, một bác sĩ chia sẻ.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng phải giải thích, khi rất nhiều người bệnh đề nghị tự mua vật tư mang vào viện mổ. “Tuy nhiên, điều này là sai luật, bác sĩ không ai dám nhận ca mổ bệnh nhân tự mua vật tư. Có một số trường hợp, bác sĩ có sẵn một số vật tư có thể hỗ trợ (cho, tặng người bệnh) để bệnh nhân mổ, nhưng rất hạn chế”, bác sĩ này nói.

Theo GS.TS Trần Bình Giang, việc thiếu hóa chất, vật tư phẫu thuật là hiện hữu, Bệnh viện đã tạm ngừng mổ phiên 3 ngày nay. “Mọi khó khăn đã nêu ra, chúng tôi cũng đã kiến nghị, giờ cần đợi để cơ quan chức năng làm việc, giải quyết vướng mắc”, GS Giang nói.

Trong thời gian này, bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức vẫn đảm bảo được điều trị đầy đủ, chỉ các ca mổ phiên là phải trình duyệt, không xếp lịch mổ kín như trước.

Hồng Hải


Source link: https://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-lam-gi-de-giai-bai-toan-thieu-thuoc-vat-tu-20230303160616373.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WP2Social Auto Publish Powered By : XYZScripts.com