Vì sao bệnh nhân nhiễm khuẩn HP không nên ăn nhiều muối?

Vì sao bệnh nhân nhiễm khuẩn HP không nên ăn nhiều muối?

GS.TS Đào Văn Long, nguyên Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa (BV Bạch Mai) cho biết, mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần với sự gia tăng nguy cơ của ung thư dạ dày đã được biết đến từ lâu.

Vì sao bệnh nhân nhiễm khuẩn HP không nên ăn nhiều muối? - 1

Vi khuẩn này khi kết hợp với muối gây ra hiện tượng đứt gãy các ADN của tế bào niêm mạc dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm loét, dị sản, loạn sản niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là mắc ung thư dạ dày. Trên thực tế, có khoảng 200 loại vi khuẩn HP khác nhau, không phải loại nào cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cho người nhiễm. Chỉ có những loại vi khuẩn mang gen CagA mới gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, làm tăng nguy cơ ung thư.

Vì thế, khi có nhiễm vi khuẩn HP đừng quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. Hãy điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn giảm chua cay, giảm muối, không uống bia rượu… và tái khám định kỳ.

Xem thêm:   7 ngày, bệnh viện ở TPHCM tiếp nhận hơn 650 người bị động vật cắn

Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày:

– Đầy tức bụng: Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.

Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà là đầy bụng – xảy ra khi một người có cảm giác rằng có thứ gì đó đang cản trở dạ dày của mình.

– Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này không đơn thuần chỉ tiết lộ bạn đang gặp rắc rối với vị giác. Tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra. 

– Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Giảm cân nhiều trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày.

– Nôn ra máu: Khi nôn có lẫn máu bạn cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.

– Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn: Người bị ung thư dạ dày khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn… Ợ nóng là một triệu chứng phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị) hoặc một bệnh lý lành tính. Những người bị chứng ợ nóng có thể bị loét dạ dày tá tràng, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày. Điều này khiến họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.

Xem thêm:   Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

– Đi ngoài phân màu bất thường: Nếu bạn xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc trong phân thường xuyên có máu, việc này lặp lại thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày.


Source link: https://dantri.com.vn/suc-khoe/vi-sao-benh-nhan-nhiem-khuan-hp-khong-nen-an-nhieu-muoi-20220801154240295.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WP2Social Auto Publish Powered By : XYZScripts.com