Lập Ban Thờ – Khai Quang Tôn Tượng Thần Tài – Linh Vật

0

Nhiều bạn trao đổi, muốn PTPK viết một bài hướng dẫn chi tiết phương thức Lập Ban Thờ Thần Tài, cũng như cách thờ… để sao cho đúng nhất và hiệu quả nhất. Về vấn đề này PTPK cũng đã có một số bài viết nhưng có thể chưa đầy đủ, chi tiết. Làm cho bạn đọc vẫn còn nhiều lúng túng, làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Dẫn đến những kết quả không mong muốn, chẳng hạn như : công việc kinh doanh gặp nhiều bất trắc, khách ít, tiền tài không tụ (giữ) được… mặc dù rất siêng năng cúng Thần Tài hằng ngày. Vậy hôm nay PTPK giành thời gian cố gắng tổng hợp và soạn ra một bài viết cụ thể nhất, để các bạn làm tư liệu – làm kim chỉ nam để áp dụng, có thiếu xót gì và thắc mắc gì? các bạn inbox PTPK sẽ giải đáp, trợ giúp cho các bạn.
✅Trước tiên để cho dễ hiểu và dễ nhớ, chúng ta sẽ chia làm nhiều phần. Đọc đến phần nào thì mọi người kiểm tra, suy ngẫm lại xem mình đã làm đúng chưa? nếu có sai xót thì điều chỉnh lại cho đúng nhé.


➡️I) Công Tác Chuẩn Bị :
– Đây là khâu quan trọng nhất, bởi có chuẩn bị chu đáo và đầy đủ thì chúng ta mới dễ dàng làm các khâu tiếp theo cho chuẩn xác, và sau này khi thờ cúng thì mới linh nghiệm và mọi thứ mới trôi chảy được. Mỗi một Linh Vật, một pháp khí… trên ban thờ đều có công dụng riêng của nó. Nhưng tựu chung lại là tất cả những thứ đó sẽ đảm bảo cho ban thờ của chúng ta có một trường khí và năng lượng đủ mạnh, giúp cho ban thờ dễ tụ khí, chiêu tài, nâng cao sự linh ứng – cảm ứng khi chúng ta tiến hành thắp hương cúng hằng ngày. Ngoài ra có những vật khí, linh vật giúp hóa giải những trường khí xấu do ngoại cảnh hoặc do các sao phi tinh xấu mỗi năm đóng tại khu vực ban thờ hay đầu hướng, hoặc các loại bùa chú phá hoại… Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì cho đầy đủ, dưới đây PTPK sẽ liệt kê danh sách những thứ cần có (bắt buộc) khi thờ Thần Tài, đến thứ nào PTPK sẽ nói rõ để các bạn chọn lựa cho đúng và chuẩn xác theo phong tục và phong thủy âm trạch.
1️⃣️ – Ban Thờ (Am thờ), hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Ban thờ khác nhau, chúng ta có thể tùy theo khả năng và không gian đặt ban thờ để chọn lựa cho ưng ý. Khi chọn cần lưu ý những điểm sau :


️+ Ưu tiên chất liệu ban thờ sử dụng các loại gỗ Hương, Gụ… Đây là những dòng gỗ hiện có giá thành không quá cao, nhưng đáp ứng được các yếu tố sử dụng như : khó mối mọt, võng, nứt, gãy… là những cái rất kiêng kỵ khi thờ cúng. Nhiều người mua các loại ban sử dụng từ những loại gỗ như : gỗ dán, keo, xoan đào… sau một thời gian dùng thì sẽ bị mối mọt, võng, cong vênh, nứt… làm cho việc làm ăn càng ngày càng khó khăn. Lựa chọn ban thờ có kiểu dáng mái cong như mái chùa, và có 3 mái. Hiện nay nhiều người mua ban thờ phía trên nóc làm phẳng (mục đích đặt tượng Di Lặc, vàng mã… bên trên), điều này là không nên phía trên ban thờ cần để trống thoáng, không có gì đặt lên ngược lại thì giống như có người ngồi trên đầu vậy, làm cho công việc khó phát triển. Ngoài ra chúng ta cần chọn ban thờ có hoa văn hình rồng phượng và cần có hình tượng Thái Cực trên mái hoặc phía trước mặt (trường hợp không có chúng ta cần in (vẽ) ra giấy và dán vào am thờ).
2️⃣️Chọn Bát Hương và Tôn tượng : 
+ Với Bát Hương (Bát Nhang) Thần Tài chúng ta nên ưu tiên chọn bát nhang màu vàng, hoặc bát nhang màu xanh có các họa tiết hình rồng, thái cực (thái cực phải đúng tức là phần Dương đi lên, phần Âm đi xuống). Các họa tiết phải sắc nét, không bị mờ nhạt… Hiện trên thị trường có một số loại Bát Hương xuất xứ Trung Quốc có các biểu tượng không đúng theo tập tục thờ cúng, chi tiết hoa văn mờ… điều này sẽ làm cho Bát Hương khó tụ khí, thờ cúng khó linh nghiệm.


+ Tôn tượng chúng ta nên chọn đủ bộ bốn tượng gồm : Ông Địa – Thần Tài – Ông Lộc (Phát) – Tượng Di Lặc. kích cỡ chúng ta cần chọn tượng Ông Lộc cao to hơn tượng Ông Địa – Thần Tài. Tôn tượng các ông phải vui vẻ, có thần thái, màu sắc trang nhã sắc nét, đặc biệt các dấu ấn phải nổi bật chẳng hạn Tôn Tượng Di Lặc phải có má lúm đồng tiền, cổ có ngấn, tươi cười… Tôn tượng Thần Tài phải đầy đủ Mũ Áo Quan, ngồi trên Ngai tay bê thỏi vàng KIm Nguyên Bảo, tượng Thổ Địa phải khoe bụng, tay cầm quạt, một tay cầm đĩnh rượu hình thỏi vàng… thể hiện sự no đủ, sung túc. Và điều lưu ý nữa là dưới đáy tượng phải có một lỗ nhỏ đủ rộng để cho cốt yểm tâm.

(Thần Tài – Thổ Địa)

(Di Lặc)

(Ông Lộc)

3️⃣Đèn Dầu Thái Cực và các đèn trang trí :
+ Đèn Dầu Thái Cực là loại đèn không thể thiếu khi thờ cúng, riêng về đèn này PTPK đã có một bài viết riêng, mọi người tìm đọc lại để hiểu rõ hơn. Ở đây PTPK chỉ lưu ý với các bạn một số lưu ý sau khi chọn đèn : Thứ nhất đèn phải màu vàng tượng trưng cho hành thổ (trung cung), cũng là tượng trưng cho Thái Cực phát sinh. Nên chọn loại đèn vừa với ban thờ tránh quá to hay quá cao sẽ vượt qua tôn tượng, điều này là không được. Đèn này luôn thắp 24/7 vì vậy cần chú ý châm thêm dầu khi cạn.


+ Các loại đèn trang trí : Ban thờ Thần Tài tuy ở dưới đất, nhưng các vị này luôn cần sạch sẽ, sáng sủa vì vậy ban thờ không được để tối tăm. Chúng ta nên dùng các loại đèn để cung cấp thêm ánh sáng cho ban thờ, nên sử dụng các loại đèn có ánh sáng vàng và đỏ. Cũng giống đèn Thái Cực các loại đèn này nên thắp sáng liên tục, đặc biệt là chỗ tối thiếu ánh sáng hay lúc trời tối. Tuy nhiên khi trang trí cần lưu ý tránh để đèn rọi (chiếu) thẳng vào tượng hay Bát Hương sẽ thành Quang Sát – không tốt, làm ăn dễ bị “trượt”, bị hủy hợp đồng…


+ Về bố trí thì đèn thái cực để giữa, phía trước Bát Hương còn cần thêm hai đèn lưỡng nghi bố trí hai bên (có thể đặt cùng trên ban thờ hoặc dưới đất đều được)
4️⃣️Vật Khí Chiêu Tài :
+ Ở đây chúng ta chia ra làm hai loại : Vật Khí (Pháp Khí) và Linh Vật.
A) Vật Khí Chiêu Tài : Có nhiều loại Vật Khí nhưng ở đây PTPK đề xuất sử dụng các loại vật khí : Bảo Bình, Tụ Bảo Bồn, Bát Thủy Tài Bảo (đặt trước mặt Ban Thờ), Hoa Mai Thập Toàn, Hồ Lô (tự nhiên), Các Phù Chiêu Tài dán vào tôn tượng – bát hương – Gương Bài Vị và Am Thờ.


B) Linh Vật : Gồm có Tỳ Hưu (dùng đủ một cặp, không dùng một con), Thiềm Thừ (cóc 3 chân), Long Quy. Khi chọn Linh Vật chúng ta lưu ý trong vận 8 này thuộc Bát Bạch (hành thổ) và tới đây sang vận 9 (hành hỏa) thì tốt nhất nên ưu tiên chọn linh vật thuộc hành thổ (bằng đá), như vậy sẽ rất tốt. Linh vật được bổ trợ năng lượng vì vậy sẽ mạnh hơn, và tất yếu sẽ có hiệu quả chiêu tài và hóa sát cao hơn. Còn sử dụng chất liệu Đồng thì sẽ chỉ tốt nhất trong vận 8 này, qua đến vận 9 (2024) sẽ khá bất lợi. Một điều chúng ta cần lưu ý nữa đó là màu sắc, loại đá phải phù hợp với từng Linh Vật chẳng hạn với Thiềm Thừ nên dùng loại đá có màu sắc xanh (ngọc bích), mồm phải ngậm đồng tiền. Tỳ Hưu nên dùng các loại đá có màu đen là tốt nhất hoặc màu trắng, không nên dùng Tỳ Hưu có màu khác thường như Đỏ, Tím… Tỳ Hưu hai con phải có điểm khác nhau để phân biệt (Đực, Cái – Trái – Phải) Long Quy nên dùng màu đen, hoặc vàng (màu đồng).

(Long Quy)
(Tỳ Hưu)
(Thiềm Thừ)

5️⃣️Đồ Thờ : Phải có 3 chóe (cốc) đựng Gạo – Muối – Nước, Nậm Rượu, Bộ Cốc 5 Chén, Mâm Bồng, Lọ Hoa. Đó là những thứ không thể thiếu khi thờ Thần, Thờ Thánh theo phong tục. ngoài ra còn có đĩa đựng tiền vàng, bánh kẹo, bình đựng tiền (nhiều người dâng tiền kẹp cùng vào vật phẩm cúng hoặc đặt cùng với tượng… tiền qua tay nhiều người, đặc biệt là tiền lẻ vì vậy được coi là ô uế, mất vệ sinh khi chúng ta kẹp cùng vật phẩm, tôn tượng sẽ dễ dẫn đến không tụ tài, dễ hao tổn…) vì vậy chúng ta cần để tiền riêng vào bình đựng hoặc vào một đĩa dâng tiền riêng, Tháp Tỏi (là vật khí giúp ông Địa dùng trừ tà, yểm bùa…). Chúng ta cần lưu ý vì dùng để thờ Thần Linh, Các Quan nên trên đồ thờ cần có các họa tiết vẽ Long, Phượng.


6️⃣️Tất cả những đồ phụ khác như : Cây Tài Lộc, Vàng Mã, đế gỗ để Linh Thú, Vật Phẩm dâng cúng…

✅II) Thanh Tịnh – Nạp Khí – Sắp Đặt :

Như chúng ta đã biết chất liệu để làm nên đồ thờ, tôn tượng…rất dễ bị nhiễm bẩn hoặc bản thân đã mang những nguồn năng lượng xấu, nhiễm xạ… do nằm tại (gần) những nơi có mỏ quặng, gần khu nghĩa trang, khu công nghiệp… ngoài ra qua giai đoạn tạo hình của các thợ thủ công, đồ thờ cũng dễ dính tạp chất, chất bẩn… Vì thế trước khi đưa vào thờ cúng chúng ta cần Tẩy Uế, Trừ Tà (năng lượng xấu) có trong tất cả đồ thờ. Bước này được gọi chung là Thanh Tịnh đồ thờ. Sau khi thỉnh về chúng ta làm như sau :
1) Dùng nước sạch, khăn mới rửa qua toàn bộ (với những đồ thờ bằng kim loại thì chỉ nên lau chùi, không rửa qua nước).
2) Dùng nước muối để ngâm toàn bộ đồ thờ với tỷ lệ 1 lít nước/ 100g muối. Cứ ngâm 5 tiếng lại thay toàn bộ nước muối đó một lần. Ngâm liên tục khoảng 1 ngày một đêm.
3) Pha hỗn hợp nước (nước Thanh Tịnh) gồm : Nước mưa, nước sông, nước giếng (có thể dùng nước giếng khoan) sau đó cho vào nấu với lá bưởi, đun xong đổ ra chậu pha với Ngũ Vị Hương (có thể mua sẵn tại các nơi bán đồ thờ), cho thêm chút muối, tinh dầu thơm và một chút bột hương trừ tà, để nguội sau đó cho thêm một ít Thần Sa, Chu Sa (khoảng 1g) và cho toàn bộ đồ thờ, tôn tượng, linh vật… vào ngâm khoảng 3 tiếng, sau đó vớt ra phơi khô. 

(Nước Thanh Tịnh Được Pha Chế Sẵn)


Sau khi khô chúng ta dùng 7 tờ tiền vàng mã đốt lên hơ qua một lượt toàn bộ đồ thờ đó. 
* Lưu ý chúng ta nên lấy ra một ít nước hỗn hợp này đựng vào cái cốc để sau này làm lễ thanh tịnh các đồ thờ khác và lau ban thờ.
4) Với Ban (Am) thờ chúng ta làm như sau : dùng khăn ẩn lau chùi sạch bụi bẩn, sau đó dùng rượu gừng lau toàn bộ ban thờ. Cuối cùng dùng nước hỗn hợp (Thanh Tịnh) như trên lau qua toàn bộ ban thờ, rồi để khô. Cuối cùng dùng 7 tờ tiền vàng mã đốt lên hơ qua toàn bộ Ban Thờ.
5) Xong công đoạn Thanh Tịnh, chúng ta sắp đặt toàn bộ đồ thờ, tôn tượng, linh vật… trên một cái giá đỡ. phía dưới giá đỡ đó, chúng ta dùng hương trừ tà đốt xông bên dưới, sao cho khói hương tỏa đều lên toàn bộ đồ thờ phía trên. Theo kinh nghiệm của PTPK để đảm bảo tốt nhất chúng ta nên xông trong vòng 1,5 tiếng như vậy. Sau khi xông xong bằng bột trừ tà chúng ta dùng hương vòng đốt xông bên dưới liên tục như vậy tối thiểu là 1 ngày một đêm, hoặc 3 ngày 3 đêm là tốt nhất. Đến giờ Tý (nên làm trong khoảng 23h45) chúng ta đối trước đồ thờ khấn như sau :

Con Kính Lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
Con Kính lạy các ngài đương Niên Hành Khiển.
Con Kính lạy các ngài Gia môn Thổ Phủ, Táo Phủ Thần Quân.
Con Kính lạy Các Ngài Thần Linh – Thành Hoàng.
Tín chủ con là :….. ngụ tại :…….. Hôm nay tín chủ con tiến hành Xông Hương – Nạp Khí cho đồ thờ. Kính xin năng lượng gia trì tối hậu chư vị tôn thần, khai mở nạp vào Đồ Thờ – Tôn Tượng – Linh Thú. Gia tăng năng lượng Chính Thần, Tiêu trừ năng lượng Tà Khí, Suy Tử Khí. Con xin cúi đầu cảm tạ.
Cẩn Cáo!
* Lưu ý với ban thờ chúng ta cũng phải xông hương như vậy.

Xong phần nạp khí, cuối cùng chúng ta mang toàn bộ đồ thờ vào sắp đặt tại vị trí mà ta đã định.

(Sơ đồ bố trí ban Thần Tài)

✅III) Bốc Lập Bát Nhang – Khai Quang – Điểm Nhãn Tôn Tượng – Linh Vật :

Xong công tác chuẩn bị thì đây là khâu quan trọng bậc nhất. Mọi người luôn ghi nhớ câu : “Phật thì từ bi – thánh một ly cũng chấp”. như vậy để thấy rõ chúng ta cần cẩn trọng trong khâu này, tránh để xảy ra sai xót. 
1) Đầu tiên chúng ta dán các linh phù chiêu tài vào Am Thờ và vào Gương Bài Vị. Các “Nhãn” chữ nho chúng ta dán vào Tôn Tượng, Bát Hương. Cái này phải dán cho đúng, tránh nhẫm lẫn.


2) Đặt cốt yểm tâm vào trong Tôn Tượng, cốt yểm tâm là bộ cốt gồm có các thứ quý, trừ tà như : Thất Bảo, Tiền, Thảo Dược, Đá Quý, Dây Ngũ Sắc… Sau đó dưới đáy chúng ta dùng giấy đỏ dán bịt lỗ trống lại. Nếu linh vật cũng có cốt thì ta cũng đặt luôn vào trong lòng hoặc dán vào bụng (với tượng bằng đá)

(Bộ cốt Thần Tài đầy đủ)


3) Bốc Bát Nhang : khâu này chúng ta dùng bộ cốt bát nhang, cốt cũng gồm có Thất Bảo, Đá Quý, Thảo Dược, Tờ Hiệu (ghi thông tin thờ), Dây Ngũ Sắc…. Lót dưới đáy hai tờ Thiếc Vàng, Thiếc Bạc, Tờ Tiền Thật (chọn tiền mới cứng, chưa có nếp gấp). sau đó cho bộ cốt bát nhang lên trên, chú ý chúng ta có thể để dựa gói cốt vào cạnh bát hương (phía trong lòng) đối diện với biểu tượng Thái Cực của Bát Hương (bên ngoài). Xong xuôi đổ đầy tro vào đến gần miệng bát (lưu ý tro phải sạch, không có tạp bẩn).
4) Dùng vòng Ngũ Sắc đeo vào cổ Tỳ Hưu và Long Quy. Riêng Thiềm Thừ thì không cần. 


Sau đó chuẩn bị sẵn một ít bột Chu Sa cho một chút rượu vào đó hòa lên làm thành dạng bột hơi sền sệt (Nếu ai là Phật Tử Mật Tông nếu có được một ít cát Mandala hoặc Thuốc Pháp cho vào hỗn hợp này thì cực tốt.). Chuẩn bị một cái gương soi mới (Ai hành trí pháp môn Chuẩn Đề thì dùng kính đàn Chuẩn Đề).


5) Xong xuôi chúng ta sắp đặt toàn bộ Tôn Tượng, Bát Hương, Linh Vật, Đồ Thờ lên Ban Thờ (theo sơ đồ). tiến hành Lễ Khai Quang và An Vị như sau :
+ Dùng nước Thanh Tịnh (đã nói ở trên) trì 21 biến chú Thanh Tịnh “Ôm Ram”, vừa trì vừa dùng tay bắt ấn kiết tường họa vào đó chữ “Ôm Ram” theo phạn tự. Trì xong dùng cành hoa nhỏ nhúng vào nước đó và vẩy lên toàn bộ đồ thờ 3 lần, vừa vẩy vừa trì chú thanh tịnh pháp giới khoảng 7 lần.
+ Thắp 3 nén nhang cầm ngay ngắn trước mặt, khấn như sau : 
Duy!
– Con Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
– Con : 
cung thỉnh ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Cung thỉnh Ngũ phương Ngũ thổ Long thần.
cung thỉnh bản gia bản thổ tiền hậu địa chủ Tài thần.
Tín chủ con là : ………………………………………………..
Ngụ tại : Việt Nam Quốc – … Tỉnh – ……………….
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……(âm lịch). Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, kính mời ngài Thần Tài tiền vị, cùng chư vị lai lâm trước án. Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Thị hiện gia trì chứng minh cho Tín Chủ con làm lễ Lập Án Thờ và Bốc Lập Bát Nhang. 
Tín chủ con xin cung thỉnh Ngũ phương ngũ thổ long thần, tiền hậu địa chủ tài thần An nhập Lô Nhang, Thần Khí nhập tượng cấp cấp như luật lệnh. tà bà ha bộ lâm.

+ Tiếp đó đọc sớ thần tài

Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)

Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, An vị bản gia linh vị thần Tài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách .
Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)
Việt Nam quốc – tỉnh… – thị – ……… quận – ……….. phố, …… Ngõ, …..số

Thượng phụng (lễ 3 lễ)
Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần An Vị bản gia linh vị thần Tài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)

Kim thần tín chủ:……………..tuổi…….
Chủ Lễ : Tiến lễ bái thánh thần An Vị Thổ địa long mạch Tài thần
Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.
Thượng phụng – Cung duy (lễ 3 lễ)
Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.
Thiên vận: Đinh Dậu niên ; …. nguyệt ; …. nhật

+ Cuối cùng thắp 3 cây nhang vào bát nhang thẳng ngang nhau. 
+ Lấy hỗn hợp Chu Sa vừa pha ở trên, tay trái kiết ấn bảo thủ để bê, tay phải kiết ấn cát tường. Tập trung quán tưởng trong đầu hiện ra chưa “ÔM” theo phạn tự. Chữ Ôm từ từ bốc cháy và hạ xuống bát hỗn hợp đó. Miệng đồng thời niệm chú Tịnh Pháp Giới 7 lần, vừa niệm tay phải vừa vẽ thư vào đó chữ “Ôm Ram” (phạn tự). Tiếp đó ta quán tưởng an chín chữ Chuẩn Đề chạy quanh miệng bát, quán đồng thời 9 chữ có lửa tam muội bao quanh, bốc cháy dữ dội. Tập trung tinh thần vào đó và niệm chú Chuẩn Đề 21 biến hoặc 108 biến :
Na ma,sáp ta nam ,sam dắt sam bút đa,cô thi nam, ta đi da tha:ôm,cha lê ,chu lê ,chuẩn đề,soa hoa.
Niệm xong ta phóng ấn kiết tường vào bát hỗn hợp đó.

+ Tiếp đó ta cầm gương (hoặc kính đàn) ngang mặt (mặt soi hướng về phía ban thờ) và niệm như sau :

Phụng thỉnh Thổ Địa chi Thần – Phụng thỉnh Tài Thần.
Giáng hạ tại vị chứng minh –Kim thần tín chủ chú tên là : ….Tuổi… Phát Tâm phụng thờ cốt vị. Xin ngài giáng hạ nhập vô – Hồn nhãn nhập nhãn – Hồn nhĩ nhập nhĩ – Hồn tâm nhập tâm – Túc bộ khai quang –Tâm can, tì phế, thận – Cấp cấp linh linh.

+ Lấy một vật nhỏ nhọn đầu (trước đây các thầy dùng lông Vũ), chấm vào bát hỗn hợp đó (chú ý mỗi lần chấm ít thôi). Sau đó điểm vào mắt, hai tai, khẩu, và bụng tôn tượng theo thứ tự : Di Lặc, Ông Lộc, Thần Tài, Thổ Địa. Và điểm từ trái qua phải tức là điểm mắt trái, tai trái trước sau đó mới đến bên phải. Điểm đến đâu thì niệm chú tương ứng đến đó như sau (Lưu ý tay trái vẫn cầm gương soi về phía ban thờ, tôn tượng) :

Điểm nhãn nhãn thông minh .
Điểm nhĩ nhĩ thinh thinh.
Điểm khẩu khẩu năng thuyết.
Điểm phủ túc thông hành.
Cấp cấp như luật lệnh.

+ Sau khi xong xuôi ta tiến hành làm tương tự với toàn bộ các linh vật. Sau khi điểm nhãn – khai quang xong cho linh vật, ta đọc tiếp bài chú như sau :

*Kim quang nhất khí, Linh Thú cao tường, tiến tài tiến quý, lợi lộ hanh thông.
*Kim quang nhị khí. Linh Thú phúc giáng, phúc lộc mãn đình,phúc tinh cao chiếu.
*Kim quang tam khí, Linh Thú điểm hóa, nam nạp bách phúc, nữ nạp thiên tường càn, cát lợi nguyên hanh.

+ Xong xuôi kiết ấn cúng dường và đọc như sau :
Án nga nga nẵng, tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng.
+ Đọc 3 lần câu chú sau :
NA-MẮC SA-MĂN-TÁ BÚT-ĐA-NĂM : OM ĐU-RU ĐU-RU ĐÊ-VI SOA-HA. 
+ Đọc tiếp 7 lần câu chú chiêu tài sau : Án , hoa thư lai , một thứ khiết,mật ra hùm, tất dà ra hùm.
+ Đợi hương cháy hết tới 1/3 ta lễ an vị như sau :

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….
Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con An Vị ban thờ của chư vị Tài Thần tại bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần lập ban thờ Thần Tài, tại nơi đây đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.
Tín chủ: ………….………… cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ.


+ Cuối cùng đem hết vàng mã đi hóa, duy chỉ có hộp vàng thỏi để lại đến cuối năm mới hóa. Sau đó hàng ngày chúng ta thắp hương cúng Thần Tài, đến ngày mùng 10 hàng tháng thì nên chuẩn bị cỗ Tam Sên và tiền vàng mã để dâng cúng Thần Tài. Khi trời mưa ta hứng nước mưa vào cái chậu sạch, sau đó dùng dùng khăn sạch thấm vào đó rồi lau cho tôn tượng, linh vật (chú ý tránh những chỗ điểm nhãn ra, kẻo lau hết hỗn hợp Chu Sa).

© 2018, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Leave A Reply