HUYỀN CƠ TIÊN THIÊN BÁT QUÁI

0


Dịch hữu thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, Tứ tượng sinh bát quái, chồng thêm một hào lên Tứ tượng ra bát quái, theo tứ tự Dương trước Âm sau, vì sao lại là Dương trước, vì chiều Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng là thuận, thuận là biến hóa vạn vật, nghịch là quy về bản thể.

Thái Dương Thiếu Dương Thiếu Âm Thái Âm
      1                  2                 3          4
Thái Dương, Thái Âm, Thiếu Dương, Thiếu Âm là Dương, Âm, Nhu Cương. Dương khởi đầu, Âm kết thúc, nên Thái Dương 1, Thái Âm 4 Khởi đầu và kết thúc. Từ trong ra ngoài là thuận, nhất sinh vạn, Thiếu Dương hào Dương nội là trong, Thiếu Dương 2, Thiếu Âm 3.
Đạo vô cực, Vô cực sinh Nhất Thái Cực, Thái Cực sinh lưỡng nghi, Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam. Tam là số vạn vật, nên chồng 1 hào lên tứ tượng thành Bát quái, thể hiện cái lý thuận sinh tình của vạn vật, Đạo mất rồi đến Đức, Đức mất rồi đến Nhân.

Chồng 1 hào Dương lên Thái Dương thành Quái Càn, chồng 1 hào Âm lên thành quái Đoài.
Chồng 1 hào Duơng lên Thiếu Âm thành Quái Ly, chồng 1 hào Âm lên thành Quái Chấn
Chồng 1 hào Dương lên Thiếu Âm thành Quái Tốn, chồng 1 hào Âm lên thành Quái Khảm
Chồng 1 hào Dương lên Thái Âm thành Quái Cấn, chồng 1 hào Âm lên thành Quái Khôn.

Như vậy được 8 Quái, Thuần Càn thuần Dương tượng cho sự thanh nhẹ, là Thiên Tâm, tính Trời, nên ở ngôi vị số 1. Quái Khôn thuần Âm, đối nghịch thuần Dương, nặng đục, như là Thể xác, là Tinh, tượng là Đất, Trời Đất định vị, Có Đầu có Cuối, có Chung có Thủy, Càn khởi Đầu, Khôn kết thúc.
Đoài từ Thái Dương mà thành, nên Đoài sau Càn, Thiếu Dương thuộc nghi Dương, Dương trước Âm sau, sau Đoài đến Ly, Chấn. hết nghi Dương, Khôn là cuối, nghi Âm thứ tự Tốn Khảm Cấn Khôn.
Vậy thứ tự Càn 1 Đoài 2 Ly 3 Chấn 4 Tốn 5 Khảm 6 Cấn 7 Khôn 8 là thứ tự tiên thiên bát quái.
Cho nên Bái Quái tiên thiên thể hiện tạo hóa vũ trụ, trời đất, là Thể. 


Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, nhất là Thái Cực, nên không dùng nhất, dùng nhị và tam. Dương lẻ, Âm chẵn, do vậy mà Tham thiên lưỡng địa, 3+2 = 5, 5 là ngũ hành, cũng là trung cung Hà đồ, Lạc Thư, số 5 là số là trung tâm thái cực, gộp cả Thiên Địa. 
Hào Dương là 3, hào Âm là 2, tính tổng trị số Hào. 
Càn: 3+3+3 = 9
Đoài: 3+3+2= 8
Ly: 3+2+3 = 8
Chấn: 3+2+2 =7
Tốn: 2+3+3 = 8 
Khảm: 2+3+2=7 
Cấn: 2+2+3 =7 số 
Khôn: 2+2+2 =6

Trị số chẵn là Dương, trị lẻ là Âm, do vậy Càn Chấn Khảm Cấn là Quái Dương, tượng đàn ông. Đoài Ly Tốn Khôn số trị số lẻ là Quái Âm, tượng đà bà. Dương cực ở 9 nên Càn là cha, Âm cực ở 6 nên Khôn là mẹ. 
chấn Khảm Cấn tượng con trai, đều có nhất Dương mỗi Quái, Chấn nhất dương hào 1, tượng trưởng nam, Khảm Dương cư Trung là trung nam, Cấn là thứ nam.
Đoài Ly Tốn tượng con gái, có Nhất Âm mỗi quái, Tốn Âm cư hào 1, tượng trưởng nữ, Ly Âm cư hào 2 tượng trung nữ, Tốn Âm cư hào 3 tượng thứ nữ. 

Như vậy tiên thiên bát quái thể hiện chiều biến thiên của Thiên địa, của vũ trụ, đi từ bản thể thái cực đến vạn vật. từ Đạo đến Đức, từ Đức đến Nhân. 

Kim Ca

© 2018, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Leave A Reply