✅Phong Tục Và Ý Nghĩa Thờ Cúng Thần Tài – Thổ Địa Tại Việt Nam.

✅Phong Tục Và Ý Nghĩa Thờ Cúng Thần Tài – Thổ Địa Tại Việt Nam.

➡️Trong quá trình tư vấn và làm trong lĩnh vực tâm linh. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chuyện Thờ Cúng Thần Tài – Thổ Địa. PTPK nhận thấy khá nhiều người thực sự chưa hiểu, chưa nắm rõ Ý Nghĩa – Khái Niệm và Phong Tục của Việt Nam ta trong vấn đề này. Vì vậy hôm nay PTPK chia sẻ với Bà Con về vấn đề này, mong rằng thông qua bài viết nhỏ này để Bà Con thực sự hiểu rõ để áp dụng thờ cúng cho đúng. 


➡️ Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm Thần Tài và Thổ Địa là ai? PTPK nhận thấy nhiều Bà Con đang bị hiểu một cách sai lầm về ông Thổ Địa (Thổ Công) nhất, vì vậy PTPK xin chia sẻ với Bà Con về ông này trước.
1) THỔ ĐỊA :
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng phong tục thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa là do người Hoa truyền sang VN, khi họ sang sinh sống và làm ăn tại miền nam VN. Vì vậy phong tục này xuất phát từ Miền Nam, sau này mới lan rộng ra các vùng miền khác của cả nước. Vì vậy riêng với vấn đề Ông Địa người trong Nam sẽ thấy gần gũi và hiểu rõ ông này nhất, còn các vùng miền khác đặc biệt là người Bắc thì đang hiểu rất mơ hồ, thậm chí sai lệch. Ông Địa trong tâm thức của người Bắc thì đang hiểu đây là Ông Thổ Công trong bộ Định Phúc Táo Quân truyền thống của người Việt, được tách ra để thờ với Ông Thần Tài. Đây là một quan niệm hết sức tai hại, bởi vì hiểu như thế sẽ dẫn đến sự định hướng, thực hành thờ cúng hoàn toàn lệch lạc.
Ông Địa trong phong tục tập quán của người Miền Nam thì Ông còn được biết đến với tên gọi khác là Thần Đất. Người dân quan niệm rằng từ khu rừng, con sông, vùng đất… đâu đâu cũng có các vị thần cai quản. Để được yên ổn làm ăn, họ phải khấn vái, cúng kiến cho các thần để các thần phù hộ cho họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an. Vì lẽ đó mà Thổ Địa được họ sùng kính và tôn thờ. Họ xem Thổ Địa như là một vị thần bảo hộ cho một vùng rộng lớn. Ngoài ra khác với các vị Thần Linh khác, ông được coi là một vị thần dân dã luôn gần gũi với cuộc sống của con người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hình tượng Ông Địa là một người trung niên mập mạp, bụng bự, vú lớn, miệng cười hể hả, tay cầm quạt, tay cầm điếu thuốc lá… trông có vẻ phương phi, hào sảng và mang đầy chất phong thịnh, Ông được người dân Nam Bộ lập thờ ở rất nhiều nơi từ gốc cây, giếng nước, sân đình, ngoài vựa lúa… Trong phim Tây Du Ký chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Tôn Ngộ Không đi đến đâu, cần hỏi gì cũng đều gọi Ông Địa ra để hỏi, bởi Ông là người cai quản cả một vùng nên biết hết mọi việc. Người xưa nhận định rằng đất đai được xem là yếu tố cơ bản cấu tạo nên vạn vật, giúp cho người ta có được cuộc sống ấm no và sung túc. Vì vậy, thần Đất hay Thổ Thần là một trong những vị thần được cư dân nông nghiệp luôn để tâm đến trước nhất. Chính vì vậy sau này Ông được người dân Nam Bộ thờ chung với Thần Tài (người Hoa) để cầu mong tài vận, phúc lộc.


Đến đây chúng ta có thể thấy rõ Ông Địa trong tập quán thờ cúng của người dân Nam Bộ nói riêng có những nét riêng đặc sắc. Ông Địa ở đây khác hẳn với ông Thổ Công trong Táo Quân là chỉ cai quản trong một thổ đất nhỏ của một gia đình, có ý nghĩa hạn hẹp. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy rằng việc ghép chung với Thần Tài và thờ cúng gần cửa là việc làm hết sức đúng đắn, mang ý nghĩa mời Thần vào nhà hưởng Lộc chứ không phải là tách riêng ông Thổ Công trong Định Phúc Táo Quân mang ra ngoài cửa để thờ. 
2) Thần Tài :
Thần Tài theo tín ngưỡng là một vị thần mang đến tài lộc, của cải, sung túc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, ta thường thấy gia chủ cầu khấn Thần Tài.


Thần Tài ở đây được người Hoa mang sang VN trong quá trình làm ăn, sinh sống. Cũng có nhiều giai thoại nói lên gốc tích của vị Thần này, tuy nhiên chúng ta chỉ cần hiểu Ông chỉ có trên trời, dưới trần gian không có, Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc, ngân khố của Thiên Đình và Nhân Gian. Ông đi đến đâu, vào nhà ai thì nơi đó thịnh vượng, tấp nập… Vì vậy sẽ là điều dễ hiểu khi các cơ sở làm ăn, kinh doanh thường hay lập thờ Ông.

➡️ CÁCH THỨC THỜ CÚNG :

Về vấn đề này PTPK đã có nhiều bài viết hướng dẫn ở đây chỉ nêu lại một số chú ý để Bà Con tiện xem xét:
1 – Khi lập ban thờ Thần Tài – Thổ Địa, nên lập sát cửa ra vào. Bởi ý nghĩa là mời các Thần vào nhà thụ lộc, phát lộc… Chứ không phải các Thần ngự một chỗ ở nhà mình, cửa hàng mình…
2 – Nên cúng vào thời điểm sáng sớm và chiều tối.
3 – Vì là Thần Tiên nên chúng ta nên lập ban thờ Thần Tài cao một chút, hiện nay cơ bản là lập ban thờ sát đất. Điều này không tốt bởi trong tâm linh đó là mạo phạm và thiếu sự kính trọng với Thần Linh.
4 – Cúng Thổ Địa phải có CaFe và thuốc lá. Cúng Thần Tài phải có Thịt, Vịt quay. Nếu không cúng được thường xuyên thì nên cúng vào các ngày vía hoặc ngày rằm, mùng 1.
5 – Ban thờ Thần Tài phải sáng sủa, gọn gàng và sạch sẽ. Không được để bẩn thỉu, tối tăm ẩm thấp.


Đến đây PTPK đã chia sẻ với Bà Con về Khái Niệm trong vấn đề thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa. Hy vọng qua bài viết này Bà Con đã có định hướng cơ bản trong thờ cúng hai Ông. Tất cả đều do Tâm mà ra, có sự định hướng đúng thì sẽ thờ cúng đúng và chúng ta mới có lợi lạc. Nếu không hiểu rõ thì đó là thờ cúng “mù”, như vậy rất dễ lung lay hoặc mất định hướng trong thờ cúng.

© 2018, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Comments (0)
Add Comment