Giới thiệu

Vào mỗi dịp xuân về trăm hoa đua nở,vạn vật đua nhau khoe sắc.Hòa chung với không khí rộn ràng đó Cây Giao cũng vậy, dù thân lá gầy guộc như  đang  ẩn chứa trong mình những nỗi niềm sâu thẳm.Ẩn sâu trong nó là một sức sống mãnh liệt, nó đủ sức vẫn xanh tươi trong những hoang mạc khô cằn cũng như những vùng thảo nguyên mênh mong rộng lớn!

Cây cành giao còn có một số tên gọi khác như cây càng cua, cây xương khô, san hô xanh, thập nhị…

Cây cành giao còn có một số tên gọi khác như cây càng cua, cây xương khô, san hô xanh, thập nhị… Cây có thể cao đến 3m, thân nhánh tròn, màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra. Trong nhân dân thường dùng cây thuốc này trị một số bệnh như đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương… Cây thuốc này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh nên thường gọi là cây quỳnh cành giao.

Một số bài thuốc nam được dùng trong dân gian:
– Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: dùng khoảng 15 đốt cành cây càng cua, cắt nhỏ từng đoạn 5mm, cho vào túi nilon đập nát rồi cho vào ấm có vòi với lượng nước vừa đủ, đun sôi, dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi nước, hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10-15 phút. Xông liên tục 3-5 ngày, bệnh nặng có thể xông 7-10 ngày. Cần chú ý không dùng cho phụ nữ có thai.
– Chữa côn trùng, ong đốt, rắn cắn, bò cạp đốt…: dùng cành cây càng cua giã nhỏ, đắp lên tổn thương.
– Chữa chấn thương, đau nhức: dùng cành cây càng cua giã nhỏ, băng đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.
– Chữa mụn cơm: dùng nhựa mủ cây càng cua đắp lên mụn cơm.
Chú ý: không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.