Kể chuyện “cây oan hồn” miền biên

 (xuangiao.com)-Những âm thanh lạ lùng trong đêm vắng, những ánh chớp lập lòe như ma chơi và cả một giai thoại về những tháng ngày bi thảm của người dân vùng Ba Chúc năm 1978, khi quân diệt chủng Khmer đỏ tràn sang thảm sát hàng trăm đứa trẻ dưới gốc cây này.

Tất cả đã được thêu dệt, huyền bí xung quanh gốc cây oan hồn ở khóm An Định, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

“Thần mộc” và những cái chết bí ẩn

Đó là một cây Dầu đại thụ trên 300 năm. Từ rất lâu rồi nó đã thành biểu tượng của cư dân miền Ba Chúc. Người dân ở đã quá quen thuộc với những truyền thuyết của cây đại thụ mà nhiều người vẫn tôn kính gọi Thần Mộc này.

Ông Bùi Văn Lê, trưởng ban quản trị đạo Tứ ân Hiếu Nghĩa là người hiểu khá rõ về cây Dầu này. Khi ông sinh ra thì cây Dầu đã có rồi lúc đó cây cao lớn, cành là sum suê. Nhưng ruột rỗng ông và bạn bè thường chui vào trong ruột mắc võng nằm chơi.

Ông nói: Một người thanh niên khoảng 35 tuổi, cao to, khỏe mạnh đã vào miếu khấn vái xin được chặt bỏ nhánh cây bị đổ. Nhưng khi chặt được ngang chừng đã thấy tối tăm mặt mày, té rơi xuống đất. Về nhà khoảng một tháng sau thì phát bệnh và không lâu sau chết. Từ đó người dân thấy sợ không dám đụng gì tới cây nữa”.

Anh Trần Văn Hải kể lại: “Vào năm 2005, tối đó tôi đi xuống thành phố Long Xuyên về khuya lúc đi ngang qua cây Dầu tôi nhìn thấy rất nhiều bóng trắng cứ bay qua lại tôi tránh thế nào cũng không được rồi bị xô vào gốc cây, té ngang qua. Được người nhà đưa về tôi bị á khẩu một thời gian rồi mới nói lại được…

Nằm sát bên cây “oan hồn” có một ngôi chùa rất lớn được người dân và chính quyền góp vốn xây dựng nên. Một vị sư trong chùa cho biết: “Cây Dầu thực chất đã chết cách đây 5 năm trước. Nếu chú ý quan sát sẽ thấy nhánh cây mới mọc phía trên chính là cây Bồ Đề, hay còn gọi là cây Nam Đề (từ địa phương).

Người dân trong xã rất sùng kính cây này nên hầu như không ai dám đụng tới. Nếu nhánh cây nào khô và bị ngã đổ thì chúng tôi phải làm lễ xin phép thật cẩn thận sau đó mới đốn bỏ”.

Vén màn bí ẩn

Bác sĩ Nguyễn Thanh bày tỏ: “Tôi chẳng tin vào mấy chuyện mê tín xung quanh gốc cây này. Thật ra cũng chỉ là một cây Dầu lâu năm đã chết và mọc phía trên nó là cây Da thôi. Với lại những tai nạn xảy ra là khó tránh khỏi vì con đường vào thị trấn vốn đã rất nhỏ mà lại có một gốc cây to như vậy chiếm hết diện tích của lòng đường gây nên việc cản trở giao thông.

Về vụ thầy giáo Cẩm chết năm 2010, một số người mê tín dị đoan đã thêu dệt rằng có “oan hồn” đã gây nên cái chết đáng buồn trên. Nhưng riêng tôi lại nhìn sự việc theo một khía cạnh khác.

Ngày mà thầy giáo chết là do đã có nhậu nhẹt liên hoan cuối năm tại trường nạn nhân lái xe trong trạng thái say xỉn và về khuya lại không có đèn điện hai bên nên mới đâm thẳng vào cây mà chết. Cũng sau vụ việc trên, UBND xã đã thắp đèn điện bốn bóng ngay giữa cây Dầu để người dân nhìn thấy mà tránh”.

Ông Nguyễn Hữu Chi, sinh năm 1973, phó chủ tịch thị trấn Ba Chi cho biết: Hơn 90% dân số ở đây chủ yếu theo đạo Tứ ân Hiếu Nghĩa, nên tín ngưỡng của họ từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức mỗi người. “Vậy tại sao địa phương lại không có hướng xử lý chặt bỏ một gốc cây lớn án ngữ  giữa đường để loại bỏ nguy hiểm cho người tham gia giao thông”-chúng tôi hỏi? Về vấn đề này, ông Chi cho biết, chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên để được đốn bỏ cây đi nhưng vẫn chưa có câu trả lời.

Sau một thời gian dài đi khảo sát, họp dân lại xin ý kiến để có biện pháp xử lý, phần đông người dân đều không đồng tình đốn bỏ vì những định kiến và nếp nghĩ cũ.

© 2012, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

linh hồn
Comments (0)
Add Comment