Kiếp luân hồi

(xuangiao.com)-Theo thuyết luân hồi, vong linh của các loài thú có thể được chuyển kiếp để đầu thai thành người. Một trong những ân đức mà Trời Phật ban cho mọi người là mỗi cá nhân không còn biết đến các kiếp quá khứ của mình. Nhưng trong thời “mạt kiếp” hiện nay thì điều đó có thể không còn được duy trì nữa. Hiện tượng “lại giống” đang xảy ra ở nhiều nước thể hiện ở những dạng khác nhau…

 

KIẾP LUÂN HỒI TỪ LOÀI THÚ?

Trong Luật định Tam Giáo Tòa có đoạn: “Những đứa giàu có vật chất tiền bạc mà ngày hôm nay đua theo vật chất và danh lợi, không biết hồii đầu, không biết tu tâm dưỡng tính, không biết làm phúc làm đức, không biết làm lành thì Hồng Quân Lão Tổ phải cho nó hóa kiếp loài thú nào ra loài thú đó. Đầu niên Canh Dần (2010) phải nghiêm chỉnh chấp hành theo Luật của Tam Gióa Tòa mà phân định, cho xác nó phải hóa ra loài thú. Rồi để cho trăm họ vạn dân năm châu bốn biển nhìn thấy nó loại thú nào thì cho xác nó xuất hiện ra loài thú đó. Phật Bà Quan Âm có trách nhiệm cứu nạn cứu khổ, đi theo sau lưng việc làm của Hồng Quân Lão Tổ…”.

“Người hóa sói” ở Thái Lan

Ở Bangkok, cô bé Supatra Sasuphan dường như chẳng tỏ ra quan tâm tới những cái nhìn đăm đăm và những lời bình luận của người đi đường. Người khác có thể gọi bé là “bé sói” nhưng ở trường và ở nhà, bạn bè và gia đình gọi bé bằng nickname “Nat”.

Bé gái 7 tuổi Nat mắc chứng rối loạn gene cực hiếm gọi là hội chứng Ambras (siêu lông bẩm sinh), khiến cho lông mọc khắp trên lưng và mặt của Nat.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc căn bệnh này là 1/1 tỉ người và thế giới ghi nhận chỉ có 50 người mắc phải kể từ khi ca đầu tiên được phát hiện năm 1648.

Dù mọi người tin rằng trường hợp của Nat là “người hóa sói”, nhưng Nat không cho phép hình dạng khác người làm nhụt chí và gây ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.

 

Giống bất kỳ đứa trẻ nào cùng tuổi, Nat thích vui chơi, cười đùa và đi đến cửa hàng đồ ăn nhanh McDonalds cùng với bố mẹ và chị gái Sukanya, 12 tuổi. Bé cũng thích xem phim hoạt hình và nghịch ngợm với các bạn cùng lớp. Bé là người chạy nhanh thứ 2 trong lớp và môn thể dục là một trong những niềm đam mê của em. Giấc mơ của bé khi lớn lên là vào đại học và trở thành giảng viên.

Cha mẹ của Nat dù rất tự hào về cô con gái của mình nhưng họ phải thừa nhận rằng sự ra đời của bé 7 năm trước quả thực rất khó khăn.

 

Chị Somphon nói với phóng viên: “Tôi đi siêu âm khi đang mang thai và bác sĩ nói với tôi rằng con bé sẽ trông rất rậm rạp, nhưng chúng tôi chỉ nghĩ rằng đó là lông bình thường. Sau khi mổ đẻ, bác sĩ đưa con cho tôi, tôi thực sự bị sốc. Tôi đã khóc, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng bé là con tôi và tôi chấp nhận điều đó”.

Bố mẹ Nat đã từng mang bé đến bác sĩ để tẩy lông bằng biện pháp điều trị bằng tia laze. Tuy vậy, phương pháp này chỉ có hiệu quả trong chốc lát, nó làm cho da bé chuyển sang màu xanh và sưng phồng lên. Lông lại mọc trở lại. Hội chứng siêu lông cực kỳ hiếm và các bác sĩ vẫn chưa tìm được phương pháp chữa trị cho em.

 

Căn bệnh của Nat cũng khiến em gặp những vấn đề về sức khỏe. Khi lông mọc quá rậm rạp trong đường mũi, nó gây khó thở cho bé. Nat đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật để giảm bớt tình trạng này và sẽ cần đến một cuộc phẫu thuật mũi khác trong tương lai.

 

Khi Nat lớn hơn, bé sẽ phải tự mình quyết định muốn giữ nguyên tình trạng này, phải cạo lông suốt cuộc đời hay dùng kem làm rụng lông. Cha mẹ em hy vọng một ngày không xa khoa học sẽ tìm ra phương pháp tẩy lông vĩnh viễn.

(Theo Dân trí, Bizzarre, 22-3-2008)

Những người mọc sừng

Người mọc sừng nổi tiếng nhất thế kỷ 20 được ghi nhận là “Kỳ lân Wang”. Lão nông Trung Quốc này diện mạo chẳng khác gì người thường, ngoại trừ chiếc sừng nhọn dài 35 cm nhô thẳng lên từ đỉnh đầu.

Hai nhân vật mọc sừng nổi tiếng nhất trong lịch sử là Alexander Đại đế (Hy Lạp) và lãnh tụ Do Thái Moses. Tuy nhiên đấy mới chỉ những lời kể từ truyền thuyết. Trường hợp mọc sừng đầu tiên được bác sĩ giải phẫu người Đức Fabricius Hildanus phát hiện vào những năm đầu thế kỷ thứ 16 – một người đàn ông có chiếc sừng nhô ra từ trán.

Sừng được mọc ra thật đến nỗi chính các nhà tự nhiên học nổi tiếng, các học giả chuyên ngành cũng không thể chối bỏ. Tuy không cấu tạo từ chất sừng chai cứng nhưng trông chúng giống hệt sừng tê giác và thường đâm chồi ra trước trán.

Trong cuốn sách nổi tiếng của mình, nhà tự nhiên học Bartholinus thuộc Viện giải phẫu sinh lý người của Hà Lan đã nhắc tới nhiều trường hợp mọc sừng nổi tiếng, ví dụ năm 1696 một bà cụ ở Pháp đã cắt chiếc sừng dài hơn 30 cm của mình để dâng tặng Hoàng Đế. Câu chuyện này càng được chứng thực khi nguồn tài liệu khác ghi nhận, cũng vào khoảng thời gian này vua nước Pháp đã từng nhận một lễ vật kinh hoàng: chiếc sừng cắt từ trán một cụ già 82 tuổi.

Năm 1886, bác sĩ da liễu nổi tiếng Jean Baptiste Emile Vidal đã trình lên Viện Hàn lâm Y học Pháp một chiếc sừng xoắn dài 25 cm – “di vật” từ một bệnh nhân nữ do ông điều trị. Sau này, nhiều nhà khoa học cũng ghi nhận nhiều trường hợp mọc sừng tương tự, thậm chí có người còn ham thích sưu tập những chiếc sừng bị cắt bỏ. Hiện nay tại bảo tàng Luân Đôn vẫn trưng bày một chiếc sừng người dài 27cm.

Như vậy, tính ra trước thế kỷ 20 cũng phải trên 100 trường hợp người mọc sừng, có khuynh hướng xuất hiện nhiều ở phụ nữ cao tuổi. Ngạc nhiên hơn cả, chiếc sừng sau khi bị cắt vẫn có thể mọc lại. Điều này đã từng xảy ra với bệnh nhân của bác sĩ Vidal, và trong 1 trường hợp khác cả hai cha con một nhà đều mọc sừng, có lẽ là do gen di truyền.

Năm 1930, một ông chủ nhà băng người Nga trong chuyến công tác tới Manchukuo đã phát hiện ra “Kỳ lân Wang” – ông cụ có chiếc sừng nhọn hoắt mọc giữa đỉnh đầu. Nhà tài phiệt này chụp một tấm hình làm bằng chứng, sau đó gửi cho Robert Ripley – nhà sản xuất các show diễn giật gân “Believe It Or Not!” nổi tiếng ở Mỹ thời bấy giờ.

© 2012, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

luân hồi
Comments (0)
Add Comment