NỘI CÔNG TÂM Ý LỤC HỢP

(xuangiao.com)-Nội công tâm ý lục hợp chủ yếu gồm công phu Đan điền và tứ “bả”. Nói chung luyện “khí công tĩnh động” khôi phục được sức khoẻ xong hoặc là người khoẻ mạnh luyện xong “ba thể thức” trong tram trang (bộ tấn chân) thì luyện sang công phu Đan điền và 4 “bả”. Tương truyền công phu này do Cơ Long Phong cuối đời Minh đầu đời Thanh đã biên soạn ra. Tới năm 1959 Hồ Diệu Trinh tiến hành chỉnh lý. Lục hợp (sáu hợp) tâm ý nội công còn có tên gọi “thủ động trấn kỹ (kỹ thuật giữ động trấn). Tâm ý là chỉ não và ý niệm. Lục hợp gồm có “nội tam hợp” và “ngoại tam hợp”. Nội tam hợp (ba hợp ở trong) là tâm và ý hợp, ý và khí hợp, khí và lực hợp. Có ý tức là có khí, có khí tức là có lực. Ngoại tam hợp (ba hợp bên ngoài) tức là tay và chân hợp, khuỷu tay và gối hợp, vai và háng hợp. Nói khái quát về thuyết này là trên phải hợp với dưới, phải hợp với trái, trước hợp với sau. Lục hợp tâm ý có liên hệ chặt chẽ với nhau và kết liền thành một thể, lấy tâm ý để chi phối lục hợp và dùng lục hợp để quán xuyến tâm ý.

I. TƯ THẾ “TAM THỂ THỨC”: Thân mình đứng ngay ngắn, hai bàn chân sát nhau, mũi bàn chân phải quay ra ngoài một góc 45o, chân trái bước lên trước chừng hai thước ta (60cm) và giẫm đất. Thân thể ngồi trở xuống khiến hai chân gập lại, yêu cầu xương bánh chè đầu gối trái với gót chân trái, đầu gối phải với vai phải, huyệt Bách hội và huyệt Hội âm sóng nhau thành ba đường dọc thẳng đứng. Hai vai trầm xuống, hai cẳng tay vươn duỗi lên, hai khuỷu tay hạ xuống ép sát vào hai bên sườn, mũi ngón tay trỏ trái cao ngang vai trái còn các ngón khác gấp lại cong cong. Mũi ngón trỏ trái, mũi bàn chân trái, chót mũi tạo thành 3 điểm trên thành một mặt phẳng vuông góc với lưng, có nghĩa là “mắt nhìn thấy mũi, mũi đối với rốn”. Mũi ngón tay trái từ chính giữa phía trước thân mình đưa lên cao ngang với vai. Sau khi cánh tay trái đã định thế rồi, bàn tay phải chầm chậm đưa xuống đè trước bụng dưới, lòng bàn tay xiên xiên trở xuống, mũi ngón tay cái đối đúng vào rốn, cũng có thể đổi thành chân phải tay phải đưa ra trước, chân trái ở sau còn các động tác khác tương tự.

II. CÁCH LUYỆN TRẠM TRANG (ĐỨNG TẤN) CỦA “TÂM THỂ THỨC”: Trước tiên luyện Kình đóng mở, thứ hai luyện Kình co duỗi, thứ 3 luyện Kình thu phóng.
1. Kình đóng mở. Đóng cho tốt ba thế thức rồi thả lỏng, nhập tĩnh, khí trầm Đan điền, tự cảm thấy Đan điền (đây chỉ phía trong rốn) có khí cảm, ý tưởng thấy khí ở trong rốn hướng lên Mệnh môn, hơi định ở đó, đợi lấy khí của Đan điền đạt tới Mệnh môn, giữa Mệnh môn và hai thận có hai chỗ Khiếu (lỗ), dùng ý niệm tưởng tượng đưa khí ở Mệnh môn mở ra tới hai Khiếu (lỗ) đó, sau đó khí ở hai Khiếu đó hướng về phía Mệnh môn để hoà hợp, cứ một mở một đóng như vậy nhiều lần, khoảng từ 5 đến 10 phút. Xong từ từ đi tản bộ.
2. Kình co duỗi. Đứng kiểu “tam thể thức” thật tốt, thả lỏng, nhập tĩnh, khí trầm Đan điền, dùng ý niệm tưởng tượng khí ở tay chân co lại thu cả về Đan điền trung (sau và trong rốn) khí từ trung Đan điền hướng ra ngoài thở ra, lúc này dùng ý niệm bắt khí ở trung Đan điền duỗi vươn ra đến tận các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Tiếp tục co khí vào Đan điền và duỗi khí ra tận đầu ngón tay ngón chân, nhiều lần, khoảng độ 5 – 10 phút.
3. Kình thu phóng. Cũng đứng kiểu “tam thể thức” thật tốt, thả lỏng, nhập tĩnh, khí trầm Đan điền. Dùng ý niệm điều khiển khí từ thượng Đan điền và hạ Đan điền thu cả về trung Đan điền ở sau rốn xong, lại dùng ý niệm đưa khí ở trung Đan điền lên xuống thượng và hạ Đan điền, làm như vậy 5 – 10 phút.

Ba loại phương pháp hít thở vận khí này dùng trong việc luyện Ngũ hành quyền trong Hình Ý quyền (tức là năm loại quyền pháp: phách(bổ), băng(đổ), toàn(dìu), pháo(bắn), hoành(ngang) – ND chú), khi ra đòn thì từ Đan điền thở khí ra, khi rụt tay lại thì Đan điền thu (hít) khí vào. Cứ như thế, một mở một đóng, một duỗi một co, một phóng một thu như trên là phép luyện công cơ bản trong việc luyện nội công lục hợp tâm ý của Hình ý quyền.

III. CÔNG PHU ĐAN ĐIỀN
Tổng cộng có 7 “loại” là “thụ” (dựng) Đan điền, “lâu” (gom) Đan điền, “toạ” (ngồi) Đan điền, “hạp” (hãm) Đan điền, “khai” (mở) Đan điền, “sính” (lộ) Đan điền, “dưỡng” (nuôi) Đan điền. Luyện nội công tâm ý lục hợp toàn ở công phu Đan điền để lấy khí của Đan điền mà phát động chân tay, cơ thể hoạt động. Vì vậy phải luyện quyền thuật trên nền cơ bản của nội công tâm ý lục hợp. tuy chia làm 7 “loại”, nhưng cả 7 loại kết hợp với nhau chặt chẽ, không thể phân chia rành rọt ra được. Dù luyện loại nào thì bắt đầu từ tư thế đứng trước tiên đều phải thả lỏng, nhập tĩnh, trầm khí Đan điền, dùng phép quán khí (làm cho khí thông suốt khắp nơi – ND) tâm ý cho khí chạy khắp toàn thân sau đó mới luyện “Đan điền công” thì mới tốt.

IV. BỐN “BẢ: “Bả” là tư thể cở bản của luyện nội công tâm ý lục hợp. Bốn “bả” đây là ưng trảo (vuốt ưng), kê hành (gà đi), hùng bảng (tay gấu), song bả (hai bả kết hợp). Đặc điểm của môn này là ra tay về tay tư thế giống như chim ưng quắp mồi, còn bước tiến vước lui có bộ pháp như gà đi trên đường, thế tay thì như tay gấu dùng sức vồ tát, còn luyện hai đơn quyền kết hợp là song “bả”.
(Khí Công kiêm Động Tĩnh-Dịch giả Kim Giao)

© 2012, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

khí công-dưỡng sinh
Comments (0)
Add Comment