1. Tên món cháo bình dân, đặc sản “có tiếng” của người dân xứ Nghệ là gì?

  • A.Cháo Gà
  • B. Cháo Lươn
  • C. Cháo ấu tẩu
Chính xác

Nhắc đến đặc sản Nghệ An, bạn không thể không kể đến cháo lươn Vinh – một món ăn trứ danh xứ Nghệ.

Những con lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc được ngâm nước gạo vài tiếng cho sạch ruột rồi đem luộc sơ, gỡ thịt dọc xương sống. Phần thịt này được tẩm ướp gia vị rồi xào sơ cùng hành tăm, nghệ, ớt để giảm mùi tanh của lươn và tạo màu vàng hấp dẫn cho món ăn. Còn xương đem giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt rồi ninh cùng cháo cho ngọt.

Cháo lươn Nghệ An nóng hổi được múc ra bát, rắc thêm ít hành lá phía bên trên, trộn đều cùng với thịt lươn vàng ươm rồi thưởng thức. Bát cháo bốc hơi nghi ngút, cùng mùi thơm của thịt lươn tạo thành một trong những món ăn mà du khách nhất định phải thử khi đến đây.

2. Món Nhút Thanh Chương đặc sản Nghệ An được chế biến từ quả gì?

  • A. Quả Mít
  • B. Quả Nhút
  • C. Quả đu đủ
Chính xác

Ở Nghệ An có nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút ngon nhất, nổi tiếng nhất là vùng Thanh Chương. Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Món nhút Thanh Chương thường được chế biến từ quả mít. 

Để làm nhút, người ta lựa những quả mít xanh, loại ương ương càng ngon rồi gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa sau đó dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Muối được cho vào, trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng mít được cho vào vại sành khoả đều trên bề mặt, đặc một chiếc vỉ lên trên, chèn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày là dùng được. 

Xem thêm:   Du Lịch TP.HCM Trong 4 Ngày Nghỉ Lễ Quốc Khánh: Doanh Thu Gần 2.900 Tỷ Đồng

Nhút là món dễ chế biến, sau khi muối chín được vắt khô chấm ăn, làm nộm, xào với thịt, nấu canh chua…Nhiều người còn coi nhút chính là một loại “kim chi” của xứ Nghệ.

3. Tên loại nước chấm mang đậm hương vị đặc sản xứ nghệ?

  • A. Tương bần
  • B. Tương Nam Đàn
  • C. Tương ớt chỉ thiên
Chính xác

“Ai về ăn nhút Thanh Chương, dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn”.

Đã nhắc đến nhút Thanh Chương thì bạn không thể bỏ qua tương Nam Đàn. Đây là bộ đôi đặc sản trứ danh của vùng đất này được nhiều khách du lịch nhắc đến và chọn lựa để mua về làm quà cho gia đình.

Nguyên liệu chính để làm tương đều là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày nhu đậu nành, nếp hoặc ngô, muối và nước. Quá trình làm tương Nam Đàn cũng vô cùng kỳ công. Người nghệ nhân chế biến tương Nam Đàn phải trải qua nhiều bước như lựa chọn nguyên liệu, ủ, phơi khô và ngạ tương.

Tương Nam Đàn lại có đủ hai loại: Mặn và ngọt. Tương mặn dùng để ăn hàng ngày, còn tương ngọt làm vào những chĩnh nhỏ chủ yếu để đãi khách và làm quà biếu.

Tương Nam Đàn càng để lâu càng ngon, tương thường được dùng làm nước chấm rau, thịt, chan cơm ăn, kho cá đồng, là món ăn không thể thiếu đối với người dân xứ Nghệ trong dịp Tết.

4. Đặc sản nào của vùng biển Cửa Lò, thu hút thực khách sành ăn?

  • A. Tôm Nướng
  • B. Mực nháy
  • C. Hàu sống
Chính xác

Mực nhảy là món đặc sản Nghệ An đã níu chân được nhiều thực khách khi đến với vùng đất này. 

Xem thêm:   Tài xế mazda lao vào cảnh sát giao thông bỏ chạy có cấp bậc Thượng úy

Những con mực đang bơi, khi đánh bắt lên để chế biến vẫn còn tươi sống, bật tanh tách, mắt và những đốm trên thân ánh lên những mảng màu lấp lánh nên được gọi là “mực nhảy” hay “mực nháy”. Cái tên này tạo nên thương hiệu khác biệt mà chỉ ở vùng đất Cửa Lò mới có được.

Cứ tầm 7 – 8 giờ tối, mực nháy sau khi câu về sẽ được người dân mang bán dạo dọc bãi biển cho thực khách. 

Mực nháy ngon nhất là vừa đánh bắt được đưa vào bờ, rửa sạch để nguyên con đem luộc, hấp bia, hoặc ăn gỏi. Vị ngọt và béo, độ giòn của con mực còn tươi nguyên trở thành nét ẩm thực riêng biệt của Cửa Lò.

5. Món bánh đặc sản của Nghệ An có tên gọi lạ tai?

  • A. Bánh Cao Sằng
  • B. Bánh Mướt
  • C. Bánh Mật
Chính xác

Nhắc đến những đặc sản Nghệ An ngon bổ rẻ không thể không kể đến món bánh mướt trứ danh của vùng Diễn Châu. Thoạt nhìn, bánh mướt trông khá giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam.

Nguyên liệu chính cho món bánh Mướt này là gạo tẻ đem xay nhuyễn thành bột, ngâm trước khi đem lên tráng để cho bánh được nở phồng lên. Bánh mướt có thể ăn kèm thịt nướng, chả lụa, giò, xáo lòng, sút lươn, canh gà,…

6. Nguyên liệu đặc biệt trong món bánh ngào Nghệ An là gì?

  • A. Mật Mía
  • B. Mè đen
  • C. Đường phèn
Chính xác

Bánh ngào (hay còn được gọi là bánh mật) là món ăn truyền thống của người Nghệ An. Theo bà con địa phương, món bánh có tên gọi như vậy có lẽ xuất phát từ cách làm bánh. Thay vì nhồi nhân giống như bánh trôi hay sủi dìn thì bánh ngào lại được phủ xung quanh bằng lớp mật mía, tạo vị ngọt và màu vàng óng đẹp mắt cho món ăn.

Bánh ngào được làm từ bột nếp, mật mía, gừng tươi,… Cách làm khá giống với món bánh trôi nhưng do có mật mía nên khi ăn bánh có vị ngọt và thanh hơn.

Xem thêm:   Nhà cổ của đại gia Huy "Máy Nổ" ở Đà Nẵng được bán đấu giá

7. Cam xã Đoài nổi tiếng Nghệ An là đặc sản của xã nào?

  • A. Nghi Diên
  • B. Hương Sơn
  • C. Đô Lương
Chính xác

Cam Xã Đoài là một đặc sản của xã Nghi Diên còn có tên nôm là xã Đoài, thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Cam xã Đoài trở thành một đặc sản bởi hơn hết nó có vị đặc biệt thơm ngon, vỏ mỏng, rất nhiều nước. Khi trồng, người dân nơi đây phải lựa kỹ giống, cây giống được chọn lọc sạch, không sâu bệnh. Loại quả này được ví như “cam nhà giàu” bởi giá bán có phần đắt đỏ và được tính tiền theo từng quả.

Nếu một lần đặt chân đến đây vào dịp tết Nguyên Đán, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi một thứ sắc màu tươi mới, trùng điệp bởi quả, bởi lá. Hương cam bay lan tỏa ra xung quanh, nửa như mời gọi nửa muốn níu chân du khách.