z5122549577186-7f33f507c079d8dd0ca57b7e3f78d633-2.jpg
Miếu Phù Châu hay còn gọi là Miếu Nổi (thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM) tồn tại như một ốc đảo giữa sông. Miếu có vị thế độc đáo ở giữa dòng sông Vàm Thuật một nhánh của sông Sài Gòn (xưa gọi Bến Cát). 
W-z5122568689756-9367dbd9e00882a323c0e5c001d68b1b-2.jpg
Tọa lạc trên phần đất 2000m² nằm giữa dòng sông Vàm Thuật là nhánh của sông Sài Gòn, ngôi miếu cổ này đã có từ trước năm 1800. Ở phía bờ Tây là khu dân cư (phường 5, Gò Vấp), bên bờ Đông là vùng chuyên canh (phường An Phú Đông, quận 12), nối liền hai bờ Tây và Đông là hai bến đò Miếu Nổi và Bến Cát. 
W-z5122504696992-52b264459a2360b3b4f95ac1ff8c12d8-2.jpg

 Tương truyền, người dân đi ghe thuyền buôn bán trên sông một hôm ghé lại ngủ qua đêm thấy 5 vị Ngũ Thần đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ độ cho buôn may bán đắt. Qua vài ngày sau, đoàn ghe buôn ghé lại dựng lên ngôi miếu nhỏ để thờ cúng 5 bà Ngũ Hành phù hộ độ trì cho người đi thuyền bè qua lại trên sông, cùng độ cho người dân địa phương nơi đây.

W-z5122525490889-4f99c81d911c5a0849623c9afa823cf8-2.jpg
Năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu đứng ra bỏ tiền và phát động mọi người sửa sang miếu. Hiện tại, sau nhiều lần trùng tu, Phù Châu miếu đã trở thành một ngôi miếu khang trang, kiến trúc đặc sắc với nét văn hóa Việt – Hoa pha trộn, là một trong những địa điểm tham quan nổi bật ở Sài Gòn.
W-z5122539698672-1241d9c235454ed2549948e8b8e35623-2.jpg
Hiện tại miếu Phù Châu đã được sửa sang khang trang. Tên gọi là miếu Phù Châu nhưng người dân địa phương hay quen gọi là Miếu Nổi vì nằm giữa bốn bề sông nước.

Ở ngay cổng vào là đôi rồng làm bằng đá cẩm thạch uốn lượn theo thế “song long đối đầu”.

W-z5122501271641-78d463d73b23328b78eb9b994858d0d7-2.jpg
W-z5122537592545-5c0e4c6fed29a06046406b4967656316-2.jpg
Điểm đặc biệt là hơn 100 con rồng được trang trí hiện diện khắp nơi trong Miếu Nổi .
W-z5122492220801-15771b74da556c716493b28acbbe5de7-2.jpg
Rồng được trang trí cách điệu
W-z5122564367081-947c7ba9ddb05aee206e7de99ebd0eb2-2.jpg
Do miếu nằm giữa sông nên người dân muốn hành lễ phải đi bằng đò từ bờ sang
W-z5122524419114-4136d36e8a74785326e215bc6ec6ea90-2.jpg
Chính giữa gian tiên điện thờ Phật Di Lặc.
W-z5122529518259-d6bbc7f41a2d6faa83da165cab2b61e5-2.jpg
Hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu.
W-z5122515534585-2e9812b777ddd1b045e51ea2aa4ee5f7-2.jpg
Tường của miếu được chạm trổ tinh xảo
W-z5122530509887-eadc261cdd0f43946781920966577907-2.jpg
 Phần mái của miếu được trang trí, chạm trổ rất tinh xảo.

Những con rồng cuộn mình trên những trụ cột của ngôi miếu linh thiêng với những thiết kế tinh xảo, bắt mắt.

z5122517622197-8ea5c05755c59b8cc4c34acb1bec853f-4.jpg
Dù nằm giữa sông, tứ bề là nước nhưng ngôi miếu cũng thu hút rất đông người dân tìm đến tham quan, thắp hương cầu an. 
W-z5122508133133-ff4806a691c19f29b61496bbaef774a1-2.jpg
Hoàng Yến (34 tuổi, ngụ quận 8) cho biết hồi nhỏ thường theo mẹ qua Miếu Nổi để thắp hương cầu an. Do đó, khi lớn lên chị vẫn duy trì vài lần mỗi năm để đến đây để thắp hương. “Nhiều người truyền nhau ngôi miếu rất linh thiêng. Khi đến ngôi miếu tôi tìm thấy sự bình yên, tâm hồn thanh tịnh”, cô gái chia sẻ.