1. Món “cháo độc dược” nổi tiếng Hà Giang được được chế biến từ gì?

  • A. Củ sắn
  • B. Củ ấu Tẩu
  • C. Củ khoai môn
Chính xác

Cháo ấu tẩu còn được gọi là “cháo độc dược” là món ăn vô cùng đặc biệt ở Hà Giang. Cháo ấu tẩu bởi nó được chế biến từ gạo nương và chân giò lợn, nấu cùng củ ấu tẩu và tạo thành món ăn độc đáo. Loại củ này bản chất rất độc nhưng được người dân Hà Giang sơ chế kỳ công, biến tấu thành món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Món cháo này ban đầu là món ăn giải cảm của người Mông nhưng lâu dần trở thành đặc sản Hà Giang được nhiều du khách yêu thích.

Cháo có vị béo ngậy, bùi, hơi đắng và lạ miệng, có thể ăn cùng với rau thơm, măng chua hay thịt băm. Cháo ấu tẩu có quanh năm nhưng đặc biệt chỉ bán vào buổi tối.

2. Thắng cố – đặc sản Hà Giang là món ăn truyền thống của dân tộc nào?

  • A. Dân tộc Thái
  • B. Dân tộc H’mông
  • C. Dân tộc La Chí
Chính xác

Thắng cố (hay còn gọi là khấu tha hay thảng cố) là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông được làm từ thịt ngựa, nội tạng ngựa. Cũng bởi vậy, nhiều thực khách phương xa khi lần đầu thưởng thức cảm thấy e ngại.

Phần nội tạng ngựa được tẩm ướp với rất nhiều gia vị như thảo quả, địa liền cùng với hạt dổi, củ sả, quế chi,… Khi các nguyên liệu đã chuẩn bị xong, người ta cho vào chảo gang xào lên, đến khi miếng thịt xém cạnh, thêm nước, hầm nhừ trong chảo lớn.

Xem thêm:   Sau chuyến phượt xe máy đến Tà Xùa mùng 3 Tết, cô gái Đông Âu mê mẩn Việt Nam

Đặc sản Hà Giang này có hương vị thơm ngon, đậm đà, thịt ngựa mềm và ngọt, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc H’Mông. 

Khi ăn thắng cố, du khách thường ngồi quanh chiếc chảo bốc hơi nghi ngút, vừa thổi, vừa xuýt xoa, cảm nhận  vị ngon ngọt, ngầy ngậy của nước xương, thịt, nồng thơm của thảo quả, gia vị, tê tê cay của ớt…

Trước đây, món thắng cố truyền thống của người dân tộc H’Mông chỉ được nấu từ thịt và lòng ngựa. Sau này, món thắng cố đã được cải biến sáng tạo thêm. Không chỉ có thắng cố ngựa mà còn có thắng cố bò, trâu, lợn, để phù hợp với khẩu vị của số đông thực khách.

3. Tên món ăn truyền thống ở Hà Giang được làm từ bột Ngô?

  • A. Mèn Mén
  • B. Xôi Ngô
  • C. Ấu Tẩu
Chính xác

Mèn mén (hay còn gọi là bột ngô hấp) là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào dân tộc H’Mông ở Hà Giang. Cái tên mèn mén được bắt nguồn từ tiếng Quan Hỏa Trung Quốc có nghĩa là bột ngô hấp.

Hương vị đặc biệt của mèn mén Hà Giang có được là bởi nó được chế biến từ giống ngô ngon nhất của vùng, ngô đã lai hay ngô nơi khác cũng không có được hương vị thơm ngon giống như ngô địa phương này.

Cách làm mèn mén Hà Giang không quá phức tạp, nhưng nó lại đòi hỏi nhiều công đoạn. Mèn mén được chế biến thủ công, không nêm nếm gia vị nên giữ nguyên được vị ngọt, bùi và dẻo thơm. Ở chợ phiên, món này còn được hòa vào nước dùng để ăn cùng phở, mỳ hoặc kết hợp với một số nguyên liệu, biến tấu thành nhiều món có hương vị khác nhau.

Xem thêm:   Cặp đôi Việt nghỉ việc 6 tháng, dành hết 1 tỷ tiết kiệm cho chuyến đi 'điên rồ'

Nhiều thực khách lần đầu thưởng thức mèn mén có thể thấy khó ăn nhưng khi đã quen lại thấy ngon, lạ miệng.

4. Loài động vật nào được xem là đặc sản Hà Giang?

  • A. Lợn cắp nách
  • B. Dê leo núi
  • C. Gà đi bộ
Chính xác

Thêm một món đặc sản Hà Giang mà bạn không được bỏ qua đó là món lợn cắp nách. Đây là giống lợn nhỏ, chỉ khoảng từ 10 – 15kg, được nuôi thả rông nên thịt khá nạc. Giống lợn có tên gọi đặc biệt này vì được người dân vùng cao cắp nách mang xuống chợ.

Thịt lợn cắp nách được chế biến theo nhiều cách: nướng, hấp hay xào, mỗi món lại ngon một kiểu. Lợn hấp chấm cùng nước mắm tỏi ớt hay gia vị tiêu chanh cũng đều cho ra những trải nghiệm hấp dẫn. Còn các món thịt lợn nướng, xào nóng với miếng thịt săn chắc, đậm đà, ăn kèm với các loại rau thơm thì cũng chả kém cạnh.

Trong quán ăn hoặc phiên chợ ở vùng cao, món ăn từ lợn cắp nách được bán cho du khách trải nghiệm, có thể kèm với rượu ngô hoặc rượu táo mèo để thêm trọn vị.

5. Đặc sản nào gắn liền với hoa hoa nổi tiếng của Hà Giang

  • A. Bánh bạc hà
  • B. Bánh tam giác mạch
  • C. Bánh hồng
Chính xác

Nhiều người thường nghĩ, tam giác mạch chỉ là một loài hoa thu hút khách du lịch tới Hà Giang để check-in, chụp hình mà hạt của chúng còn được sử dụng để làm ra món bánh đặc sản, mang đậm “thương hiệu” của bà con dân tộc nơi đây. Đó chính là bánh tam giác mạch.

Xem thêm:   Cô Gái Nâng Ngực Tử Vong Trong Khách Sạn: Làm Sao Để Xóa "Thẩm Mỹ Chui"?

Sau mỗi mùa hoa, người dân địa phương bắt đầu thu hoạch hạt tam giác mạch rồi đem về phơi khô. Tuy được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng món bánh tam giác mạch đòi hỏi quá trình chế biến tỉ mỉ, kỳ công.

Bánh tam giác mạch là món ăn dân dã nhưng có hương vị riêng khá lạ miệng và dễ vận chuyển nên du khách có dịp ghé thăm Hà Giang đều mua về làm quà cho người thân và bạn bè.