Đang hỏi đáp trực tuyến: Đậu mùa khỉ- Những con đường lây truyền

Đang hỏi đáp trực tuyến: Đậu mùa khỉ- Những con đường lây truyền

Bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TPHCM khởi phát triệu chứng từ ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai.

Các triệu chứng bệnh nhân gặp phải là sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Khi trở về Việt Nam, ngày 23/9, bệnh nhân đi khám, được xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Đang hỏi đáp trực tuyến: Đậu mùa khỉ- Những con đường lây truyền - 1

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam (Ảnh: Hữu Khoa).

Bộ Y tế cho biết, từ tháng 5 đến nay, dịch bệnh đậu mùa khỉ đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh. Ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. 

Sau khi Việt Nam ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên, Bộ Y tế cũng đã có công văn khẩn gửi đến UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Tại Hà Nội, Sở Y tế đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp nhằm kịp thời phát hiện và kiểm soát đậu mùa khỉ. Đáng chú ý, Sở y tế yêu cầu giám sát trọng điểm đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt các cơ sở khám các bệnh về da liễu, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Xem thêm:   "Với em, ung thư giống như một cơn giông bão kéo dài"

Việc một dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng tại nhiều nước trên thế giới đã xâm nhập vào Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng.

Liệu dịch đậu mùa khỉ có nguy cơ bùng phát tại Việt Nam? Căn bệnh này nguy hiểm như thế nào? Đường lây truyền ra sao? Đâu là cách để nhận diện và phòng bệnh?

TS. BS Lê Xuân Luật – Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City giải đáp những băn khoăn của độc giả tại buổi hỏi đáp trực tuyến: “Đậu mùa khỉ: Những con đường lây truyền” diễn ra vào 14h thứ 6, ngày 14/10.

TS. BS Lê Xuân Luật đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Truyền nhiễm, chuyên sâu về điều trị các bệnh lý viêm gan B, C mạn tính, HIV và nhiễm trùng cơ hội, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh do ký sinh trùng: sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, giun lươn, giun đũa chó mèo; truyền nhiễm theo mùa: sốt xuất huyết Dengue, sởi, cúm, truyền nhiễm phức tạp: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi…

TS. BS Lê Xuân Luật hiện là bác sĩ Truyền nhiễm tại khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.


Source link: https://dantri.com.vn/suc-khoe/dang-hoi-dap-truc-tuyen-dau-mua-khi-nhung-con-duong-lay-truyen-20221012202226862.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *