Tương lai nào cho Việt Nam khi mức sinh tại nhiều nơi giảm báo động?

Tương lai nào cho Việt Nam khi mức sinh tại nhiều nơi giảm báo động?

Tổng tỷ suất sinh giảm nhiều nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Theo báo cáo của Tổ chức Economist Impact, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp tục tăng trưởng dân số nhanh chóng, tổng tỷ suất sinh toàn cầu (TFR) đã giảm hơn một nửa so với năm 1960. TFR là số trẻ em sinh ra bình quân trên mỗi phụ nữ.

Ở khu vực Đông Á & Thái Bình Dương, TFR là 5,4 vào năm 1960, sau đó đã giảm xuống còn 1,8 vào năm 2020.

Tương lai nào cho Việt Nam khi mức sinh tại nhiều nơi giảm báo động? - 1

Trong giai đoạn 1960-2020, tại 9 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, ngoại trừ Indonesia, các quốc gia còn lại, trong đó có Việt Nam, đều có TFR dưới 2,1.

2,1 là mức sinh thay thế tức là mức sinh mà một quần thể dân cư có đủ số con để “thay thế” trong quá trình tái sinh sản dân số, không có di cư.

Đây là khu vực có mức giảm TFR lớn nhất. Điều này đã có tác động không chỉ đến quy mô dân số của các quốc gia này, mà còn ảnh hưởng đến cơ cấu dân số.

Chẳng hạn, Hàn Quốc có tổng tỷ suất sinh thấp nhất thế giới ở mức 0,8, thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế là 2,1. Trong khi đó Singapore và Nhật Bản cũng không cao hơn nhiều, lần lượt ở mức 1,1 và 1,3.

Với thực tế này, dân số cao tuổi (trên 60 tuổi) trong khu vực dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2010 đến 2050.

Mức sinh giảm sâu ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Việt Nam đang đối mặt với sự chênh lệch mức sinh giữa các tỉnh thành phố. Cụ thể, 33 tỉnh, thành có mức sinh cao, 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp, thậm chí một số nơi rất thấp, tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm:   Bệnh viện Tâm Anh trình diễn công nghệ y tế ở Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), hầu hết các vùng kinh tế xã hội đều có xu hướng giảm sinh, tuy nhiên khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long không chỉ giảm mà còn giảm sâu xuống.

Cụ thể, mức sinh tại khu vực Đông Nam Bộ giảm xuống rất thấp, còn 1,56 con, tại đồng bằng sông Cửu Long là 1,8. Nếu mức sinh này giảm xuống dưới 1,3 thì hầu như không có khả năng hồi phục về mức sinh thay thế. 

Vì thế, mức sinh thấp sẽ tác động rất lớn đến phát triển bền vững cho cả nước.

Tương lai nào cho Việt Nam khi mức sinh tại nhiều nơi giảm báo động? - 2

GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Ảnh: N.P).

GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, cho biết, những nơi có mức sinh cao như Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung.

Mức sinh thấp ở Nam Bộ nói chung, đặc biệt Đông Nam Bộ như TPHCM giảm sâu dưới mức sinh thay thế.

“Năm 2021, số con bình quân của một cặp vợ chồng ở TPHCM chỉ có 1,48, có những năm giảm xuống còn 1,29 ngang với mức sinh của các nước thấp nhất trên thế giới. Điều này, dẫn đến nhiều hệ lụy như mô hình “4-2-1″ tức là 4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ và 1 người con”, GS Cử phân tích.

Đối với mô hình “4-2-1” khi còn nhỏ, đứa trẻ được 6 người chăm sóc nhưng lớn lên đứa trẻ lại phải gánh vác, chăm sóc lại 6 người. Trong khi đó, khi còn nhỏ đứa trẻ được chăm sóc, nâng niu nên có thể trẻ lớn lên mà không biết làm gì. Vì thế, khi phải chăm sóc 6 người, trẻ sẽ không sẵn sàng về mặt tâm lý cũng như kỹ năng.

Xem thêm:   Nguyên nhân nam công nhân ở Bình Dương bị xe nâng tông tử vong

Đối với cộng đồng, mức sinh thấp có thể dẫn đến nguy cơ 2 trường học phải nhập lại thành một trường.

Ngoài ra, nếu tình trạng này không được khắc phục thì sẽ dẫn đến già hóa dân số (tỷ lệ người 60 tuổi trở lên rất cao).

Việt Nam đang chuyển từ mức sinh cao sang mức sinh thấp, từ mô hình sinh sớm sang sinh muộn, từ mức chết cao sang mức chết thấp, từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số và chuyển sang giai đoạn dân số già, từ cơ cấu dân số phụ thuộc sang cơ cấu dân số vàng.

Năm 2019, chỉ số già hóa (tỷ số % giữa số người từ 60 tuổi trở lên so với số trẻ dưới 15 tuổi) là gần 49%. Dự báo đến năm 2069 (sau 50 năm), chỉ số này sẽ tăng lên hơn 154%, tăng gấp 3 lần sau nửa thế kỷ.

Tương lai nào cho Việt Nam khi mức sinh tại nhiều nơi giảm báo động? - 3

Việt Nam sẽ làm gì để nâng mức sinh?

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 tăng 10% tỷ suất sinh ở các tỉnh thành có mức sinh thấp (trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2 con). 

Công tác dân số sẽ có các giải pháp linh hoạt tùy theo từng vùng, vận động sinh ít con ở vùng có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế. Đồng thời, tập trung vận động sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

Can thiệp sớm là rất quan trọng vì tác động của các chính sách với tỷ suất sinh phải một thời gian mới xuất hiện.

GS Cử cũng nhấn mạnh, việc nâng cao mức sinh rất khó. Vì thế, giải pháp cho việc này là phải quyết tâm, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Xem thêm:   Khách Tây Trải Nghiệm Trạm Xe Buýt "Nguy Hiểm" Nhất Hà Nội

Đồng thời, cần thay đổi tư duy từ 60 năm nay chính sách dân số Việt Nam chỉ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình giảm mức sinh. Ngoài ra, cần phải sửa lại một số văn bản đưa ra hình thức quy định 2 con, nhất là quy định xử lý kỷ luật đảng viên sinh 3 con trở lên…

Song song với đó, cần phải đẩy mạnh truyền thông về hệ lụy của mức sinh thấp đối với bản thân gia đình, cộng đồng, xã hội để thay đổi tư duy từ kế hoạch hóa gia đình sang duy trì mức sinh thay thế là 2 con.

Cùng với đó, cần phải đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ các gia đình trẻ như hỗ trợ bằng tiền, miễn giảm học phí, thay đổi giờ đưa đón trẻ…

Ông Mai Trung Sơn, Cục Dân Số, Bộ Y tế, cho biết, dự thảo Luật Dân số cũng đưa ra một số biện pháp khuyến khích sinh đủ 2 con tại các tỉnh, thành có mức sinh thấp.

Thứ nhất, hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ hai; miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học.

Thứ 2, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình được hưởng các chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.

Thứ 3, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng sinh đủ hai con, chăm sóc và nuôi dạy con tốt, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình.

Thứ 4, quy định trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ; các biện pháp khác.


Source link: https://dantri.com.vn/suc-khoe/tuong-lai-nao-cho-viet-nam-khi-muc-sinh-tai-nhieu-noi-giam-bao-dong-20231120112857509.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *