Thờ Cúng Đối Với Thai Nhi – Trẻ Mất Sớm Thế Nào?

0

 Một bạn trẻ có địa chỉ hòm thư #thanh85nh…@yahoo.com.vn và một số bạn khác mong muốn PTPK hướng dẫn cách thức xử lý khi trong gia đình không may có trẻ mất sớm. Vấn đề này hôm nay PTPK sẽ chia sẻ với mọi người, để mọi người làm cho đúng với tập tục và tín ngưỡng tâm linh của người Việt.

 Hiện nay một số người làm trong lĩnh vực tâm linh gọi những thai nhi hoặc trẻ mới sinh ra không may đã mất sớm là Cậu (Cô) Bé Đỏ, rồi cho gia chủ lập ban thờ, bát hương để thờ cúng… Đây là một cái hoàn toàn không đúng và trái với phong tục tập quán của người Việt. Trong tín ngưỡng thờ cúng và phong tục, văn hóa của người Việt ta không có khái niệm Cậu hay Cô bé đỏ nào cả, cái này hoàn toàn là do các “Thầy, Bà” chế ra. Những người mất trẻ hoặc những người không có gia đình đều được gọi chung là Bà Cô hoặc Ông Mãnh trong gia đình hay dòng họ. Tất cả những Thai Nhi nếu chưa được sinh ra đều chưa (không) thuộc về dòng họ đó, và dĩ nhiên sẽ không bao giờ được (phải) thờ cúng, những người yêu cầu gia đình lập bát hương thờ cúng thai nhi đó với bất kỳ lý do gì??? PTPK khẳng định đó là không đúng với tâm linh và phong tục của người Việt từ xưa đến giờ. Trong quá trình làm việc PTPK đã khảo nghiệm rất nhiều từ các dòng họ, trong các bài văn cúng, lễ nghi truyền thống… được lưu giữ truyền từ đời này qua đời khác trên khắp cả nước thì việc thờ cúng chỉ được thực hiện với những người từ đủ 10 tuổi trở lên, còn lại dưới tuổi này thì không phải thờ cúng riêng. Không phải tự nhiên mà người xưa nhiều vấn đề không bao giờ tính với người mất trẻ chẳng hạn như Trùng Tang. 
 Quan niệm dân gian cho rằng những người mất trẻ là những người chưa bị nhiễm ô bởi trần tục, năng lượng vẫn còn thuần khiết chưa bị nhiễm bởi sa khí. Chính vì thế khi mất đi họ thường mau chóng được siêu thoát và trở nên rất linh thiêng. Những người này trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt linh hồn thường hay được ra Đình ra Đền để đi hầu cận các quan hoặc được siêu thăng lên Thiên Giới làm một công việc gì đó. Đối với góc độ gia đình, dòng họ thì họ là người phù trợ về Tài Lộc (Bà Cô) và Sức Khỏe (Ông Mãnh). Để hiểu rõ hơn thì mời mọi người đọc lại bài viết của PTPK trước đây đã đăng tải trong bài viết : Bà Cô – Ông Mãnh là ai? 
 Vậy còn đối với những thai nhi chưa ra đời thì sao? quan niệm dân gian đối với trường hợp này như nào? Xin thưa với quý vị, theo quan điểm của Ông, Cha ta từ xưa. Tất cả những thai nhi nếu chưa được sinh ra và đặt tên (cái này rất quan trọng, ngày xưa còn có lễ đặt tên riêng được tổ chức long trọng), thì đều chưa thuộc về dòng họ đó. Người xưa cho rằng họ có thể là những người đầu thai lộn vào người mẹ, sau đó vì duyên nghiệp nên không thể (muốn) sinh ra nữa. Hoặc thậm chí là Ma, Quỷ được Thiên Giới cử xuống để đầu thai vào nhà đó đòi hoặc bắt, quấy phá nhà đó phải trả nợ do làm việc Ác, việc bất thiện… Nhưng nhờ thay đổi, sám hối, tích nhiều việc thiện… nên Thiên Đình triệu hồi. Như vậy chúng ta có thể thấy quan điểm rất rõ ràng của người xưa khi không lập thờ đối với thai nhi. Ở đây PTPK cũng phải nói thêm, hiện nay rất nhiều người trẻ nạo hút, phá thai một cách bừa bãi. Thì đều không thuộc những trường hợp này (ngày xưa chỉ có xảy thai tự nhiên). Và đây lại là một khía cạnh khác, việc này là Bất Thiện Nghiệp sẽ gây tổn hại phước báu, nghiệp lành và sức khỏe ghê gớm đối với những người nạo hút.


 Trường hợp tiếp theo đó là trường hợp trẻ được sinh ra, nhưng không may mất sớm thậm chí chỉ ở dương thế được vài ngày. Với trường hợp này thì người đó đã là người của dòng họ đó, và được gọi là Bà Cô – Ông Mãnh, những người này được thờ chung với Bà Cô – Ông Mãnh trong dòng họ, tuy nhiên khi cúng thì gia đình có người mất trẻ đó có thể kêu thêm rõ tên tuổi, hưởng dương của Bà Cô – Ông Mãnh đó. Trước khi đưa vào thờ chung thì gia đình phải có lễ đặt tên và kính trình gia tiên. Ở đây PTPK trích dẫn cho các bạn văn cúng lễ đặt tên này, để mọi người tham khảo.

✅Nghi Thức Cúng Đặt Tên Vong Thai Nhi (Trẻ Mất Sớm)

I) Chuẩn Bị : 

4.  Một đĩa hoa quả, gồm 5 màu: trắng (lê) , đỏ(hồng, quít), vàng ( chuối), xanh (cam), tím (nho). Số quả là số lẻ.
5.  Một lọ hoa: Nếu bốc bát hương bà cô ông mãnh và gia tiên thì phải hai lọ hoa, bà cô ông mãnh lọ hoa trắng tinh, gia tiên và thổ công thì hoa màu hoặc 5 bông hoa hồng
6.  Một đĩa: một quả cau ba lá trầu
7.  Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 1đinh lễ tiền vàng
8.  Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
9.  Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
10. Một bát nước lã sạch.

11. Một mâm cơm tùy ý. Có thể như sau :

* Một đĩa xôi đỗ.
* Con gà lễ, để nguyên con cho ngậm bông hồng ngang mồm.
* Một bát miến nấu long gà
* Chả cuốn (đa nem…), một đĩa rau xào, bát nước mắm, giò (chả), đĩa xôi (xôi gấc là tốt nhất).
* rượu rót ra 5 cái chén, chai rượu nên mở nắp.
* một bát xương hầm.
* cơm (có thể xới một ít ra 5 cái chén, hoặc xới ra một để chung trong bát to)
* 5 cái bát ăn cơm, 5 đôi đũa, thìa…

12. Vài món đồ chơi trẻ em.
13. Một ly sữa hoặc có thể mua hộp sữa tươi.

II) Văn Cúng :

 Bày toàn bộ đồ lễ ra trước ban thờ. Sau đó thắp 3 nén hương trên ban thờ rồi cúng như sau :

Duy!
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Long Mạch cùng chư vị Tôn thần.
 – Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo , Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ , Cô di tỷ muội , đường thượng tiên linh các  hương hồn nội tộc , ngoại tộc.
Tín chủ con là:…………… và toàn thể gia quyến
Ngụ tại: Việt Nam quốc – tỉnh – …………….
  Hôm nay ngày lành tháng tốt, tín chủ con xin phép được làm lễ đặt tên cho Nam (Nữ) tử của chúng con. Sinh ngày…. Tại…. quê quán…… không may gặp đại hạn mất ngày …….. an táng tại :……… hưởng dương …. (tháng tuổi). Nay tín chủ con xin phép được đặt tên cho Nam (Nữ) tử tên là :…. Xin phép gia tiên dòng họ cho cháu được về với tổ tiên dòng họ.
Tín chủ con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
 Tín chủ con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
 Tín chủ con kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng
 Cúi xin phù hộ cho gia đình tín chủ con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn Cáo!

© 2018, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Leave A Reply