Văn Khấn Gia Tiên Ngày Giỗ Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất

0

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, hàng năm vào ngày mất của người thân, gia đình sẽ tổ chức đám giỗ để tưởng nhớ. Trong đó, văn khấn gia tiên ngày giỗ đầu và giỗ thường (Cát Kỵ) là bài cúng không thể thiếu trong dịp quan trọng này.

Ý nghĩa của ngày giỗ gia tiên, ông bà, cha mẹ

Cúng giỗ là một trong những phong tục truyền thống của người Việt. Ngày giỗ còn được gọi là ngày đoàn kết, khi mọi thành viên trong gia đình từ cô, chú, bác cho đến anh chị em nội ngoại xa gần đều trở về để sum họp. Đây là dịp để cả gia đình cùng nhau dâng lễ lên gia tiên để bày tỏ sự cung kính.

Ngày giỗ - ngày để gia đình tưởng nhớ những người đã khuất

Văn khấn gia tiên ngày giỗ hay mâm lễ cúng sẽ có sự khác biệt tùy vào điều kiện gia đình và phong tục vùng miền riêng. Dù là mâm cao cỗ đầy hay chỉ vỏn vẹn vài món ăn bình dị, ý nghĩa lớn nhất của ngày giỗ chính là để tưởng nhớ đến người đã khuất và thắt chặt tình nghĩa anh em.

3 ngày giỗ chính trong tục lệ cúng giỗ của người Việt

Văn khấn gia tiên ngày giỗ sẽ bao gồm giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường (Cát Kỵ). Ngày tiến hành cúng giỗ sẽ căn cứ vào thời gian qua đời của người quá cố. Cụ thể như sau:

Giỗ đầu

Đây là ngày giỗ đầu tiên (tức 1 năm sau ngày mất) được tổ chức trong kỳ tang chế nên mang không khí buồn thảm, bi ai. Giỗ đầu còn có tên gọi khác là lễ Tiểu Tường và được tổ chức vô cùng trang nghiêm. Con cháu vẫn mặc tang phục, thậm chí thân nhân vẫn khóc than, buồn thảm trong lúc tế lễ.

Khách đến ăn giỗ luôn mặc trang phục chỉnh tề, trang nghiêm, không cười đùa hay có những cử chỉ, hành động thiếu sự nghiêm túc.

Mâm cơm ngày giỗ phải được chuẩn bị tươm tất, chu đáo

Giỗ hết

Văn khấn gia tiên ngày giỗ hết (giỗ Đại Tường) được đọc vào ngày giỗ sau hai năm kể từ ngày mất của người quá cố. Vì ngày này nằm trong kỳ tang chế (3 năm), nên mang không khí trang nghiêm, buồn thương.

Giỗ Đại Tường được coi là ngày cúng giỗ quan trọng nhất với sự góp mặt đông đủ của người thân và khách mời. Sau 3 tháng, tức sau 27 ngày để tang người mất, gia đình sẽ lựa chọn ngày tốt để tiến hành nghi lễ đoạn tang (hết tang).

Lễ đoạn tang

Những hoạt động chính trong lễ đoạn tang gồm:

  • Sửa sang cho phần mộ đẹp hơn.
  • Đốt bỏ khăn áo, băng tang, gậy chống, câu đối,…
  • Bỏ bàn thờ vong và chuyển linh vị vào bàn thờ gia tiên.
  • Cáo yết tổ tiên, xin chuyển bát hương vào bàn thờ gia tiên.

Thay vì chuyển cả bát hương lên bàn thờ gia tiên, gia chủ cũng có thể xin rút 3 chân nhang ở bát hương của người quá cố để cắm vào bàn thờ gia tiên. Lưu ý, linh vị, di ảnh và bát hương phải được sắp xếp một cách gọn gàng, chuẩn phong thủy.

Giỗ thường

Giỗ thường hay Cát Kỵ là ngày giỗ của người đã mất từ năm thứ 3 trở đi. Đây còn được gọi là ngày giỗ lành, con cháu không mặc tang phục và là dịp để sum họp bàn chuyện gia đình, dòng họ. Thông thường, giỗ Cát Kỵ sẽ được tổ chức nhỏ gọn, ít mở rộng hơn so với ngày giỗ đầu và giỗ hết.

Tuy vậy, văn khấn gia tiên ngày giỗ thường vẫn là bài cúng phải được chuẩn bị một cách chu toàn.

Hai lễ quan trọng trong ngày cúng giỗ

Thông thường, trong một kỳ giỗ, gia đình sẽ tiến hành hai lễ quan trọng là lễ Tiên Thường và lễ Chính Kỵ.

Lễ Tiên Thường

Lễ Tiên Thường mang ý nghĩa cáo giỗ và được cúng trước ngày giỗ chính một ngày. Con cháu sẽ mời gia tiên và người đã khuất về hưởng giỗ cũng như xin phép Thổ công cho vong hồn của họ được trở về nhà. Vào ngày này, người thân sẽ chuẩn bị lễ và đọc văn khấn gia tiên ngày giỗ tại mộ.

Người thân thăm viếng, sửa sang và thực hiện lễ Tiên Thường

Cùng với đó là các hoạt động sửa sang, thăm viếng, cáo thỉnh thần linh và thổ địa cai quản. Lễ Tiên Thường thường được tiến hành vào buổi chiều hôm trước và duy trì đèn nhang, hương khói cho đến hết lễ Chính Kỵ.

Lưu ý, lễ Tiên Thường chỉ áp dụng với những người ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em. Do đó, giỗ những người dưới hàng trưởng gia như cháu, chắt, chít thì không cần cúng Tiên Thường.

Lễ Chính Kỵ

Đây là ngày giỗ chính được tổ chức vào ngày mất của người đã khuất. Quy mô của đám giỗ sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Nhà có điều kiện sẽ tổ chức giỗ lớn, mời anh em dòng họ và bạn bè đến dự giỗ. Ngược lại, những gia đình khó khăn chỉ cần mâm cúng đơn giản với lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, tuần nhang.

Mâm lễ cúng giỗ Chính Kỵ sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và phong tục vùng miền

Tấm lòng thành kính của con cháu không phụ thuộc vào việc giỗ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào việc con cháu có thật sự nhớ đến ngày mất để làm giỗ hay không. Sau khi dâng mâm lễ lên bàn thờ, gia chủ sẽ đọc văn khấn gia tiên ngày giỗ để mời ông bà, cha mẹ về hưởng giỗ.

Tóm lại, đây là văn khấn gia tiên ngày giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường (Cát Kỵ) chi tiết và chính xác nhất. Hy vọng những thông tin mà Phong Thủy 69 chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ngày giỗ quan trọng để tổ chức một cách chu đáo.

© 2023, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Leave A Reply