Luật Căn cước: Bỏ quê quán, vân tay, thêm thu thập mống mắt

Công nghệ nhận diện mống mắt

Liên quan đến Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/11, Điều 15 của Luật quy định thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước. Trong đó, có thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói); Nghề nghiệp (trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu)… 

Liên quan đến thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói, Luật Căn cước quy định việc này được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Luật Căn cước: Bỏ quê quán, vân tay, thêm thu thập mống mắt - 1

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước (Ảnh: Quốc hội).

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho hay, khoa học hiện nay đã chứng minh cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.

Công nghệ nhận diện mống mắt (hay còn gọi là công nghệ cảm biến mống mắt) là phương pháp sử dụng thuật toán, hình ảnh để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân của mống mắt (nơi xác định màu mắt của con người), đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

Xem thêm:   Kể chuyện gỡ vướng cho Lego, Thủ tướng nhấn mạnh "chậm là nhỡ chuyến tàu"

Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ này để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website…

Đồng thời công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp.

Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân.

Hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (với các trường hợp khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan…).

Bỏ thông tin quê quán, vân tay

Theo đó, Luật Căn cước mới vừa được thông qua cũng nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước.

Luật Căn cước: Bỏ quê quán, vân tay, thêm thu thập mống mắt - 2

Theo Luật Căn cước, sẽ bỏ thông tin về quê quán, vân tay.

Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được bỏ không cần thể hiện trên căn cước.

Người được cấp thẻ căn cước bao gồm công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp căn cước theo nhu cầu.

Xem thêm:   Vì sao Đảng ủy Sở Y tế Thừa Thiên Huế bị kỷ luật?

Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho việc sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau…


Source link: https://dantri.com.vn/xa-hoi/luat-can-cuoc-bo-que-quan-van-tay-them-thu-thap-mong-mat-20231127164255492.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *