Vì sao Mỹ “quay ngoắt 180 độ” trong việc giao tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Vì sao Mỹ "quay ngoắt 180 độ" trong việc giao tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Vì sao Mỹ quay ngoắt 180 độ trong việc giao tên lửa tầm xa cho Ukraine? - 1

Tên lửa ATACMS trong diễn tập (Ảnh: Reuters).

Ngay từ những ngày đầu khi xung đột bùng nổ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã liên tục nói với người đồng cấp Mỹ Joe Biden rằng có một loại vũ khí mà ông cần hơn tất cả các loại khác: tên lửa tầm xa, được gọi là ATACMS.

Nguyên nhân là do nó có thể tiếp cận các căn cứ không quân và quân đội Nga ở khoảng cách hơn 160km. 

Nhưng trong suốt hơn 18 tháng chiến sự bùng nổ gay gắt, Tổng thống Biden vẫn luôn chỉ có một câu trả lời, cả công khai lẫn trong các cuộc gặp riêng tư đôi khi căng thẳng với người đồng cấp Zelensky: Không.

Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh rằng, loại vũ khí này có thể vượt một trong những “lằn ranh đỏ” mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt ra. Và nếu Washington chuyển nó cho Kiev có nguy cơ làm leo thang căng thẳng tột độ và lan ra ngoài biên giới Ukraine.

Nhưng hình ảnh và thực tế hiện trường sau vụ nổ tại hai căn cứ không quân trên lãnh thổ do Nga kiểm soát ở miền nam và miền đông Ukraine hôm 17/10, rõ ràng đã cho thấy Tổng thống Biden lại thay đổi quyết định.

Giữa đống đổ nát của máy bay trực thăng Nga, có bằng chứng cho thấy những căn cứ trên đã bị tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp tấn công. Hệ thống tên lửa chiến thuật này chính là yêu cầu lớn cuối cùng của Tổng thống Zelensky chưa được thực hiện.

Xem thêm:   Israel tấn công hơn 2.500 mục tiêu ở Gaza, ra điều kiện ngừng bắn

New York Times mới đây cũng dẫn nguồn tin từ 2 quan chức phương Tây cho hay, Mỹ dường như đã gửi cho Ukraine 20 tên lửa ATACMS có tầm tấn công 165km. Và chính Kiev vào tối 16 và rạng sáng 17/10 đã sử dụng một số tên lửa để tấn công vào sân bay quân sự ở 2 khu vực do Nga kiểm soát tại mặt trận miền đông và đông nam.

Nguồn tin này cho biết, việc Mỹ chuyển giao tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine “được thực hiện bí mật do lo ngại bị quân đội Nga tấn công trong quá trình vận chuyển”. Tin tức về việc chuyển giao ATACMS cũng không được công khai, do “Ukraine muốn quân đội Nga mất cảnh giác”.

Theo báo Mỹ, điều kiện mà Washington đưa ra với Ukraine là Kiev không được sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công vào lãnh thổ Nga. 

Hiện phía Mỹ chưa xác nhận thông tin này nhưng theo các chuyên gia, bản thân Tổng thống Biden đối mặt với nhiều áp lực trước khi quyết định như vậy.

Áp lực lớn nhất đến từ các thành viên Quốc hội, bao gồm Hạ nghị sĩ Jason Crow, người đã viết thư cho Nhà Trắng nói rằng, Ukraine cần vũ khí “để nhắm vào các đường tiếp tế sâu và các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Nga”.

Nghị sĩ Crow nói thêm rằng, trong khi các hệ thống mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine đang được sử dụng “để gây ra tác động tàn phá”, thì lực lượng Nga “đã thích nghi nhằm đảm bảo các khí tài quan trọng nằm ngoài tầm bắn của chúng”.

Xem thêm:   Hàn Quốc: Triều Tiên phóng tên lửa xuyên lục địa thất bại

Ngoài ra còn có áp lực từ những lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania hồi tháng 7. Tại đó, nhà lãnh đạo Ukraine không giấu giếm sự tức giận khi Tổng thống Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã ngăn chặn bất kỳ tuyên bố rõ ràng nào về việc “Ukraine đang trên đường trở thành thành viên NATO”. 

Với một chút cay đắng, ông Zelensky nói với các phóng viên: “Không có quyết định nào từ ông Biden về ATACMS”. Và theo ông thì, “tốt hơn là không nên nêu vấn đề này vì nó sẽ dập tắt những kỳ vọng của người dân, quân đội, tất cả mọi người”. Ông cũng nhấn mạnh rằng, sẽ tốt hơn là “hãy làm điều đó trước, sau đó chia sẻ thông tin về việc nó đã diễn ra như thế nào”.

Tranh cãi

Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh rằng họ đang trong quá trình xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng vũ khí đáp ứng được nhu cầu của Kiev.

Vào tháng 7, các trợ lý của Tổng thống Biden cho biết đã đến kiểm tra thực tế hiện trường được gọi là “vụ việc rõ ràng đã sử dụng tên lửa ATACMS”. Tại cuộc họp ngày 14/7 tại văn phòng của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, ông và cấp phó Jon Finer đã nói chuyện với một nhóm nhỏ các quan chức về việc phát triển các phương án.

Xem thêm:   Tướng Mỹ "không ngạc nhiên" trước cuộc tấn công chậm chạp và thiệt hại lớn của Ukraine

Nghiên cứu được đưa ra vào thời điểm bùng nổ chia rẽ trong chính quyền Tổng thống Biden. Ngoại trưởng Antony Blinken từ lâu đã thúc giục việc sớm cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin lại phản đối cho rằng, nguồn cung cấp ATACM của Mỹ hạn chế và việc giao chúng cho người Ukraine, những người đang tiêu thụ đạn dược với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mức cần thiết, sẽ khiến Washington và các đồng minh dễ bị tổn thương. 

Ngoài ra còn có khó khăn về ngân sách.

Nhà Trắng đã giải ngân gần hết số tiền hơn 40 tỷ USD mà Quốc hội đã phân bổ để hỗ trợ quân sự cho Ukraine, và ngày càng nhiều đảng viên Cộng hòa phản đối việc chi tiêu nhiều hơn nữa cho Kiev. Trong khi đó, ATACMS cũng không hề rẻ, khoảng 1,5 triệu USD mỗi quả.


Source link: https://dantri.com.vn/the-gioi/vi-sao-my-quay-ngoat-180-do-trong-viec-giao-ten-lua-tam-xa-cho-ukraine-20231019165053685.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *