Học Dịch là học cái gì?


Gốc của môn Kinh Dịch là dùng để xem bói, nổi tiếng nhất là Văn Vương xem quẻ Dịch đoán việc như thần. Con của Văn Vương lập ra nhà Chu tồn tại 800 năm. Kinh Dịch thời kỳ đầu này gọi là Chu Dịch.

Nó cho thấy môn này được những người địa vị cao nhất trong xã hội thời xưa khai sáng. Không phải là môn xem bói dân gian, nó cũng không tầm thường.

Đời sau, người ta mới lồng ghép vào Dịch những triết lý xã hội thời phong kiến, mà tiêu biểu là Khổng Tử viết hào từ. Khổng Tử có đam mê chính trị nhưng không được trọng dụng, thực ra Khổng Tử cũng là một kiểu bất đắc chí thời đó.

Nhưng sách ông ta viết thì rất được vua chúa đời sau tôn sùng do nó giúp củng cố quyền lực của vua, Kinh Dịch là một phần trong Ngũ kinh của Nho gia, được bảo tồn nguyên vẹn. Từ Kinh có nghĩa là 1 kinh điển của nhà nho.

Nên ngày nay có nhiều sách Dịch mà đọc chữ nghĩa rất nhiều, nhưng người đọc rất khó hiểu và rối rắm, phức tạp, lồng ghép tư tưởng phong kiến phức tạp. Các sách đó sao chép lẫn nhau. Khiến người đọc lòng vòng mà cũng không ra được việc gì.

Các sách này dành cho những người thích chữ nghĩa lý luận, thích tư tưởng cao siêu, nhưng nó khá viễn vông, không áp dụng được gì cho cuộc sống ngày nay. Điển hình các sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch- Ngô Tất Tố, Chu Dịch – Phan Bội Châu…, còn rất nhiều sách dịch trực tiếp từ tiếng Hán sang tiếng việt.

Ngoài ra, các Đạo Sĩ của Đạo giáo cũng chú giải Dịch, thêm vào đó các thuật ngữ tu luyện, như luyện đan đỉnh, khí công… nhưng thực chất thêm thắt vào cho có vẻ huyền bí, cao siêu, có nhiều tư tưởng để thu hút người khác theo học. Việc tu tập chẳng liên quan gì đến Dịch.

Quay lại thời xưa, Dịch lý nên được dùng để xem bói, biết được sự việc cát hung của vạn vật. Người học nên bỏ những chữ nghĩa rắc rối trong lời giải quẻ, lời hào mà đi thẳng vào ứng dụng xem cát hung, tốt xấu mọi việc. Biết cái gì xấu mà tránh.

Học Quẻ Dịch là học xem bói, đỡ mất thời gian và lòng vòng. Như sách Tăng Sang Bốc Dịch thì đọc để xem quẻ. Cụ Thiêu Vĩ Hoa đặt tên cuốn sách là “Chu Dịch Với Dự Đoán Học” với mục đích nhấn mạnh việc xem quẻ bói thời nhà Chu.

© 2024, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Comments (0)
Add Comment