Cơ bản Ngũ hành – P1


Thời xưa, người Trung Quốc quan sát thiên văn, thấy có 5 hành tinh chuyển động xung quanh trái đất, họ gọi là Ngũ tinh cùng với Mặt Trăng và Mặt Trời, từ đó họ sáng tạo ra Dịch lý cùng với các môn Đông Phương Cổ Học. Họ quan sát Ngũ tinh và liên hệ với Địa lý, dưới đất có 5 loại vật chất chủ yếu chi phối toàn bộ vạn vật. đó là Đất, Nước, Cây cối, Lửa, Kim loại theo tiếng Hán thì tương ứng với Thổ, Mộc, Thủy, Hỏa, Kim ứng với 5 hành tinh quay quanh Trái đất. chữ “hành” trong Ngũ hành hàm ý về hành tinh, và theo tiếng Hoa thì hành có nghĩa là sự di chuyển, theo đó thì  Ngũ hành di chuyển không ngừng, luân phiên mà tạo nên vạn vật.

Bằng việc quan sát tự nhiên, người Trung Quốc xưa thấy rằng ngũ hành có sự liên quan chặt chẽ với nhau như sau :

hành Mộc : Cây cối thì hút nước mà sinh trưởng cho nên Thủy sinh Mộc, cây cối sinh trưởng thì đất đai sạt lở, tơi xốp, bị chiếm chổ do cây lớn dần cho nên Mộc khắc Thổ. Kim loại tạo thành rừu, dao, kiếm chặt cây, nên Kim khắc Mộc. Cây cối đốt cháy tạo ra lửa nên Mộc sinh Hỏa

hành Thổ : Đất đai hút nước nên Thổ khắc Thủy, trong đất chứa mỏ kim loại, giống như con cái trong bụng mẹ, nên Thổ sinh Kim, lửa cháy tạo thành tro, tro thành đất, nên Hỏa sinh Thổ

 

hành Kim : kim loại bị nước làm mòn, hay mài kim có nước thì nhanh hao mòn, nước mưa, ẩm ướt để Kim loại ngoài trời dễ bị han rĩ và bào mòn cho nên Kim sinh Thủy. có nhà nghiên cứu cho rằng Càn kim, mà Càn là Trời, nước mưa trên trời rơi xuống gọi là Kim sinh Thủy.

 

hành Hỏa : Kim loại bị đốt nóng chảy nên Hỏa khắc Kim, cây cối bị đốt cháy thành lửa nên Mộc sinh Hỏa, lửa bị nước dập tắt nên Hỏa bị Thủy khắc.

hành Thủy : theo như trên thì Thủy sinh Mộc, Thổ khắc Thủy, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa

chỉ có duy nhất 1 chổ có vẻ nhiều người chưa thông khi học ngũ hành là Kim sinh Thủy, chổ này người xưa chỉ mượn cái ý diễn tượng mà thôi, chứ không có thật, nên khi học về Ngũ hành bắt buộc phải nắm lấy cái ý thay vì hiểu theo kiểu logic Tây học.

Ví dụ : Mộc thì có phân ra Tử Mộc và Sinh Mộc, Tử mộc là cây chết, cât chết thì dùng làm chất củi đốt, nếu cây chết để trong tự nhiên lâu ngày thì than bùn, hoặc để lâu hơn cả trong tự nhiên dưới tầng địa chất thì thành dầu mỏ. than bùn cơ bản vẫn là Mộc ở dạng Tử, nó có thể lẫn Đất vào nhưng nó vẫn là Mộc. nếu Than bùn làm thành khuôn, phơi khô thì vẫn cháy như thường. đây là Tử mộc, còn được lưu lại trong đất. Nếu như mà Thổ quá nhiều mà Mộc phân hủy này quá ít, thì Mộc không cháy được lý do là Thổ nhiều làm tối Hỏa, nên không có cháy.

 

Chúng ta học về Cổ Học Đông Phương nên không thể mang khoa học Phương Tây vào giải thích được, mà chỉ có thể lấy Tượng Hình để giải thích, biểu diễn các quy luật, hiện tượng tự nhiên sao cho “giống”. Kim loại, Lửa, Cây, Đất, Nước là Hình, mà chúng ta mượn cái Hình này để biểu diễn Tượng, Tượng là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tương sinh tương khắc. ví dụ như tia nước được bắt ở tốc độ cao có thể cắt được Mộc, thì đây là do Thủy cực vượng làm Mộc trôi.

© 2017, Nóng Trong Ngày. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Comments (0)
Add Comment